Untitled [1] 

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Bộ luật số: 45/2019/QH14

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2019

 

BỘ LUẬT

LAO ĐỘNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.

2. Người sử dụng lao động.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

4. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

5. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.

6. Người làm việc không có quan hệ lao động là người làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động.

7. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.

8. Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.

Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.

9. Quy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động

1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, ngưi làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.

3. Tạo điều điện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.

4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối vi người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.

6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tui, lao động chưa thành niên.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b) Hưng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

e) Đình công;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đi sống vật chất và tinh thần của người lao động;

d) Đóng cửa tạm thi nơi làm việc;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyn đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Điều 7. Xây dựng quan hệ lao động

1. Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

2. Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; giám sát việc thi hành quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

1. Phân biệt đối xử trong lao động.

2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Chương II

VIỆC LÀM, TUYỂN DỤNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG

Điều 9. Việc làm, giải quyết việc làm

1. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.

2. Nhà nưc, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.

Điều 10. Quyền làm việc của người lao động

1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.

Điều 11. Tuyển dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.

2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.

Điều 12. Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động

1. Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bn giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

2. Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương III

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Mục 1. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Điều 13. Hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tin lương, điều kiện lao động, quyn và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Điều 16. Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động

1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.

2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, gii tính, nơi cư trú, trình độ học vn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

Điều 19. Giao kết nhiều hợp đồng lao động

1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động vi nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

2. Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo him y tế, bảo him tht nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 20. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thi hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyn, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, gii tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bi thường trong trường hợp vi phạm.

3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có th giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.

4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.

5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động

1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đi thời hạn của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

Điều 23. Hiệu lực của hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 24. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hp đng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Điều 25. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Điều 26. Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Mục 2. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Điều 28. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động

Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địađiểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hp chuyn người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trưc ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.

Điều 30. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:

a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;

d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;

đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;

h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 31. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 32. Làm việc không trọn thời gian

1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.

3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đng lao động thì tiếp tục thực hiện hp đng lao động đã giao kết.

Mục 3. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thi.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

13. Trường hợp thỏa thuận nội dung th việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trướctrong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục tr lên;

g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

2. Khi đơn phương chấm dứt hp đồng lao động trong trưng hợp quy đnh tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác đnh thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Điều 38. Hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Mỗi bên đều có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.

Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.

Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động tr lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải tr trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:

a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;

b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mi thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.

5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.

6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

Điều 43. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã

1. Trong trường hợp chia, tách, hp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đi loại hình doanh nghiệp; chuyn nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.

2. Người sử dụng lao động hiện tại và người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua.

3. Người lao động bị thôi việc thì được nhận trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.

Điều 44. Phương án sử dụng lao động

1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;

b) Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;

c) Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

d) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;

đ) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

Điều 45. Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.

2. Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.

Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc y ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.

Điều 46. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

4. Chính ph quy định chi tiết Điều này.

Điều 47. Trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo him thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

4. Chính phủ quy đnh chi tiết Điều này.

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy t khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Mục 4. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU

Điều 49. Hợp đồng lao động vô hiệu

1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hp sau đây:

a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;

b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;

c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.

2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Điều 50. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

Điều 51. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:

a) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng; trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật;

b) Hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.

2. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 5. CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Điều 52. Cho thuê lại lao động

1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.

2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.

Điều 53. Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động

1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.

2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:

a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;

b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;

c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:

a) Đ thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;

b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;

c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không cóGiấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Điều 54. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động

1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

2. Chính phủ quy định việc ký quỹ, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.

Điều 55. Hợp đồng cho thuê lại lao động

1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;

b) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;

c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

d) Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

đ) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.

3. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.

Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động

Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Bộ luật này, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với nhng yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;

2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;

3. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;

4. Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;

5. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

6. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.

Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động

1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.

2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.

3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật này.

4. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chm dứt.

5. Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

6. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.

Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại

Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật này, người lao động thuê lại có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động;

2. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của bên thuê lại lao động;

3. Được trả lương không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;

4. Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động;

5. Thỏa thuận chấm dứt hp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động.

Chương IV

GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ

Điều 59. Đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề

1. Người lao động được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp, tham gia đánh giá, công nhận kỹ năng nghề quốc gia, phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu việc làm và khả năng của mình.

2. Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và người lao động khác trong xã hội thông qua hoạt động sau đây:

a) Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc mở lp đào tạo nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định;

b) Tổ chức thi kỹ năng nghề cho người lao động; tham gia hội đồng kỹ năng nghề; dự báo nhu cầu và xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; tổ chức đánh giá và công nhận kỹ năng nghề; phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động.

Điều 60. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề

1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.

2. Hng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

2. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.

3. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

4. Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.

5. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.

6. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, k cả kinh phí do đi tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

d) Ghi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

e) Trách nhiệm của người lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho ngưi dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Chương V

ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC, THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ, THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Mục 1. ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC

Điều 63. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc

1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:

a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;

b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;

c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.

3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Chính phủ quy định việc tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Điều 64. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc

1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.

2. Ngoài nội dung quy đnh tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:

a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;

c) Điều kiện làm việc;

d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;

đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;

e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Mục 2. THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ

Điều 65. Thương lượng tập thể

Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lp điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Điều 66. Nguyên tắc thương lượng tập thể

Thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đng, công khai và minh bạch.

Điều 67. Nội dung thương lượng tập thể

Các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể:

1. Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;

2. Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;

3. Bảo đảm việc làm đối với người lao động;

4. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;

5. Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;

6. Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;

7. Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

8. Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Điều 68. Quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp

1. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

2. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này thì tổ chức có quyền yêu cầu thương lượng là tổ chức có số thành viên nhiều nhất trong doanh nghiệp. Các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khác có thể tham gia thương lượng tập thể khi được tổ chức đại diện người lao động có quyền yêu cầu thương lượng tập thể đồng ý.

3. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không có tổ chức nào đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này thì các tổ chức có quyền tự nguyện kết hợp với nhau để yêu cầu thương lượng tập thể nhưng tổng số thành viên của các tổ chức này phải đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định việc giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền thương lượng tập thể.

Điều 69. Đại diện thương lượng tập thể tại doanh nghiệp

1. Số lượng người tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên do các bên thỏa thuận.

2. Thành phần tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên do bên đó quyết đnh.

Trường hợp bên người lao động có nhiều tổ chức đại diện tham gia thương lượng tập thể theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện có quyền yêu cầu thương lượng quyết định số lượng đại diện của mỗi tổ chức tham gia thương lượng.

Trường hợp bên người lao động có nhiều tổ chức đại diện tham gia thương lượng tập thể theo quy định tại khoản 3 Điều 68 của Bộ luật này thì số lượng đại diện của mỗi tổ chức do các tổ chức đó thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì từng tổ chức xác định số lượng đại diện tham gia tương ứng theo số lượng thành viên của tổ chức mình trên tổng số thành viên của các tổ chức.

3. Mỗi bên thương lượng tập thể có quyền mi tổ chức đại diện cấp trên của mình cử người tham gia là đại diện thương lượng và bên kia không được từ chối. Đại diện thương lượng tập thể của mỗi bên không được vượt quá số lượng quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp được bên kia đồng ý.

Điều 70. Quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp

1. Khi có yêu cầu thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật này hoặc yêu cầu của người sử dụng lao động thì bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm và các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể.

Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.

2. Thời gian thương lượng tập thể không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Thời gian tham gia các phiên họp thương lượng tập thể của đại diện bên người lao động được tính là thời gian làm việc có hưởng lương. Trường hợp người lao động là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tham gia các phiên họp thương lượng tập thể thì thời gian tham gia các phiên họp không tính vào thời gian quy định tại khoản 2 Điều 176 của Bộ luật này.

3. Trong quá trình thương lượng tập thể, nếu có yêu cầu của bên đại diện người lao động thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng trong phạm vi doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương lượng tập thể, trừ thông tin về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động.

4. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyn tổ chức thảo luận, lấy ý kiến người lao động về nội dung, cách thức tiến hành và kết quả của quá trình thương lượng tập thể.

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở quyết định về thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành thảo luận, lấy ý kiến người lao động nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động.

5. Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bn, trong đó ghi rõ nội dung đã được các bên thống nhất, nội dung còn ý kiến khác nhau. Biên bản thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện các bên thương lượng và của người ghi biên bản. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở công bố rộng rãi, công khai biên bản thương lượng tập thể đến toàn bộ người lao động.

Điều 71. Thương lượng tập thể không thành

1. Thương lượng tập thể không thành thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này;

b) Đã hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Bộ luật này mà các bên không đạt được thỏa thuận;

c) Chưa hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Bộ luật này nhưng các bên cùng xác định và tuyên bố về việc thương lượng tập thể không đạt được thỏa thuận.

2. Khi thương lượng không thành, các bên thương lượng tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này. Trong khi đang giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đại diện người lao động không được tổ chức đình công.

Điều 72. Thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia

1. Nguyên tắc, nội dung thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.

2. Quy trình tiến hành thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia do các bên thỏa thuận quyết định, bao gồm cả việc thỏa thuận tiến hành thương lượng tập thể thông qua Hội đồng thương lượng tập thể quy định tại Điều 73 của Bộ luật này.

3. Trường hợp thương lượng tập thể ngành thì đại diện thương lượng là tổ chức công đoàn ngành và tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp ngành quyết định.

Trường hợp thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thì đại diện thương lượng do các bên thương lượng quyết định trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận.

Điều 73. Thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể

1. Trên cơ sở đồng thuận, các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tnh nơi đặt trụ sở chính của các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc nơi do các bên lựa chọn trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia thương lượng có trụ sở chính tại nhiều tnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tiến hành thương lượng tập thể.

2. Khi nhận được yêu cầu của các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia, Ủy ban nhân dân cấp tnh quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tổ chức việc thương lượng tập thể. Thành phần Hội đng thương lượng tập th bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng do các bên quyết định và có trách nhiệm điều phối hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể, hỗ trợ cho việc thương lượng tập thể của các bên;

b) Đại diện các bên thương lượng tập thể do mỗi bên cử. Số lượng đại diện mỗi bên thương lượng tham gia Hội đồng do các bên thỏa thuận;

c) Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Hội đồng thương lượng tập thể tiến hành thương lượng theo yêu cầu của các bên và tự chấm dứt hoạt động khi thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia được ký kết hoặc theo thỏa thuận của các bên.

4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể.

Điều 74. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thương lượng tập thể

1. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho các bên thương lượng tập thể.

2. Xây dựng và cung cấp các thông tin, dữ liệu về kinh tế - xã hội, thị trường lao động, quan hệ lao động nhm h trợ, thúc đy thương lượng tập thể.

3. Chủ động hoặc khi có yêu cầu của cả hai bên thương lượng tập thể, hỗ trợ các bên đạt được thỏa thuận trong quá trình thương lượng tập thể; trường hợp không có yêu cầu, việc chủ động hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ được tiến hành nếu được các bên đồng ý.

4. Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể khi có yêu cầu của các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp theo quy định tại Điều 73 của Bộ luật này.

Mục 3. THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Điều 75. Thỏa ước lao động tập thể

1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.

Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thkhác.

2. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Điều 76. Lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể

1. Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.

2. Đối với thỏa ưc lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.

Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.

3. Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xut, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.

4. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

Trường hợp thỏa ưc lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

5. Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc y ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.

Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.

6. Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 77. Gửi thỏa ước lao động tập thể

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.

Điều 78. Hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể

1. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.

Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện.

2. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.

3. Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.

Điều 79. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp

1. Người sử dụng lao động, người lao động, bao gồm cả người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thđang có hiệu lực.

2. Trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể. Quy định của người sử dụng lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải được sửa đổi cho phù hợp; trong thời gian chưa sửa đổi thì thực hiện theo nội dung tương ứng của thỏa ước lao động tập thể.

3. Khi một bên cho rng bên kia thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể thì có quyền yêu cầu thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể và các bên có trách nhiệm cùng xem xét giải quyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.

Điều 80. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp

1. Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp và tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật này căn cứ vào phương án sử dụng lao động để xem xét lựa chọn việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp cũ hoặc thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể mới.

2. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp hết hiệu lực do người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động thì quyền lợi của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 81. Quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp

1. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành quy định về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động khác nhau thì thực hiện theo nội dung có lợi nhất cho người lao động.

2. Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp nhưng chưa có thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp thì có thể xây dng thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp với những nội dung có lợi hơn cho người lao động so với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.

3. Khuyến khích doanh nghiệp chưa tham gia thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thực hiện nội dung có lợi hơn cho người lao động của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.

Điều 82. Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể

1. Thỏa ước lao động tập thể chỉ được sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận tự nguyện của các bên, thông qua thương lượng tập thể.

Việc sửa đổi, bổ sung thỏa ưc lao động tập thể được thực hiện như việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

2. Trường hợp quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật thì các bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cho phù hợp với quy định của pháp luật. Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể thì quyền lợi của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 83. Thỏa ước lao động tập thể hết hạn

Trong thời hạn 90 ngày trước ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể hoặc ký kết thỏa ước lao động tập thể mới. Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể thì phải lấy ý kiến theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng thì thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 84. Mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp

1. Khi một thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có phạm vi áp dụng chiếm trên 75% người lao động hoặc trên 75% doanh nghiệp cùng ngành, nghề, lĩnh vực trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao thì người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện của người lao động tại đó đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mở rộng phạm vi áp dụng một phần hoặc toàn bộ thỏa ước đó đối với các doanh nghiệp cùng ngành, nghề, lĩnh vực trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này; quy định trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định mở rộng phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 85. Gia nhập và rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp có thể gia nhập thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp khi có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 84 của Bộ luật này.

2. Doanh nghiệp thành viên của thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được rút khỏi thỏa ước lao động tập thể khi có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước, trừ trường hợp có khó khăn đặc biệt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 86. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

1. Thỏa ưc lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.

2. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;

b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;

c) Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Điều 87. Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

Điều 88. Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

Khi thỏa ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghitrong thỏa ước lao động tập thể tương ứng với toàn bộ hoặc phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thỏa thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động.

Điều 89. Chi phí thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể

Mọi chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể do phía người sử dụng lao động chi trả.

Chương VI

TIỀN LƯƠNG

Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Điều 91. Mức lương tối thiểu

1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Điều 92. Hội đồng tiền lương quốc gia

1. Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động.

2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương và chuyên gia độc lập.

3. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghitrong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Điều 94. Nguyên tắc trả lương

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Điều 95. Trả lương

1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.

2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.

3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Điều 96. Hình thức trả lương

1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 97. Kỳ hạn trả lương

1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn đnh vào một thời điểm có tính chu kỳ.

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày tr lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày ngh lễ, tết.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 99. Tiền lương ngừng việc

Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy him, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Điều 100. Trả lương thông qua người cai thầu

1. Nơi nào sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thì người sử dụng lao động là chủ chính phải có danh sách và địa chỉ của những người này kèm theo danh sách những người lao động làm việc với họ và phải bảo đảm việc họ tuân thủ quy định của pháp luật vềtrả lương, an toàn, vệ sinh lao động.

2. Trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động thì người sử dụng lao động là chủ chính phải chịu trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi cho người lao động.

Trong trường hợp này, người sử dụng lao động là chủ chính có quyền yêu cầu người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự đền bù hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

Điều 101. Tạm ứng tiền lương

1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.

2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả s tin đã tạm ứng.

Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.

3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Điều 102. Khấu trừ tiền lương

1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động đ bi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.

2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Điều 103. Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Điều 104. Thưởng

1. Thưng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Chương VII

THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

Mục 1. THỜI GIỜ LÀM VIỆC

Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nưc khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm gii hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Điều 106. Giờ làm việc ban đêm

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Điều 107. Làm thêm giờ

1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thườngtrong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 108. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị gii hạn về số giờ làm thêm theo quy đnh tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Mục 2. THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

Điều 109. Nghỉ trong giờ làm việc

1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được ngh giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờđược tính vào giờ làm việc.

2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

Điều 110. Nghỉ chuyển ca

Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.

Điều 111. Nghỉ hằng tuần

1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Điều 112. Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hng năm thành nhiu ln hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường st, đường thủy mà s ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Mục 3. THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT

Điều 116. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt

Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; tin học, công nghệ tin học; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định thì các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật này.

Chương VIII

KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

Mục 1. KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Điều 117. Kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Điều 118. Nội quy lao động

1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.

2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

b) Trật tự tại nơi làm việc;

c) An toàn, vệ sinh lao động;

d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;

g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;

h) Trách nhiệm vật chất;

i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

3. Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 119. Đăng ký nội quy lao động

1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc y ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.

4. Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiu địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

5. Căn cứ điều kiện cụ thể, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc đăng ký nội quy lao động theo quy định tại Điều này.

Điều 120. Hồ sơ đăng ký nội quy lao động

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm:

1. Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;

2. Nội quy lao động;

3. Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

4. Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).

Điều 121. Hiệu lực của nội quy lao động

Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thm quyền quy định tại Điều 119 của Bộ luật này nhận được đy đủ h sơ đăng ký nội quy lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động.

Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thi gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mc bệnh tâm thn hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Điều 123. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

2. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 124. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

3. Cách chức.

4. Sa thải.

Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Điều 126. Xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động

1. Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ thì có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.

Điều 127. Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Điều 128. Tạm đình chỉ công việc

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình ch công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại stin lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tin lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Mục 2. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

Điều 129. Bồi thường thiệt hại

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Điều 130. Xử lý bồi thường thiệt hại

1. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tếvà hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.

2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại.

Điều 131. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương IX

AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 132. Tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động

1. Chính phủ quyết định Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định Chương trình an toàn, vệ sinh lao động của địa phương và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 134. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

2. Người lao động có trách nhiệm chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Chương X

NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ VÀ BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI

Điều 135. Chính sách của Nhà nước

1. Bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.

3. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.

4. Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.

5. Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 136. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.

2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.

3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.

4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.

Điều 137. Bảo vệ thai sản

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Điều 138. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai

1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ đnh tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Điều 139. Nghỉ thai sản

1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.

Trường hp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con th 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã ngh ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Điều 140. Bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản

Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật này mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trưc khi nghỉ thai sản.

Điều 141. Trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai

Thời gian nghỉ việc khi chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, triệt sản, người lao động được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Điều 142. Nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con

1. Bộ trưng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.

2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn và phải bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương XI

NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN VÀ MỘT SỐ LAO ĐỘNG KHÁC

Mục 1. LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN

Điều 143. Lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.

Điều 144. Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên ch được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Điều 145. Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc

1. Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:

a) Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

b) Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;

c) Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp vi công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng;

d) Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

2. Người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật này.

3. Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, th thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.

Điều 146. Thời giờ làm việc của người chưa thành niên

1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một s nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hi ban hành.

Điều 147. Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:

a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;

c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;

e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;

h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

2. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:

a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

b) Công trường xây dựng;

c) Cơ sở giết mổ gia súc;

d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;

đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm h khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này.

Mục 2. NGƯỜI LAO ĐỘNG CAO TUỔI

Điều 148. Người lao động cao tuổi

1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.

2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Điều 149. Sử dụng người lao động cao tuổi

1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.

3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

Mục 3. NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI, LAO ĐỘNG CHO CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM, LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

Điều 150. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

1. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

2. Công dân Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc làm việc cho cá nhân là công dân nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam và được pháp luật bảo vệ.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc tuyển dụng, quản lý lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.

2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 152. Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 153. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài

1. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 154. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.

7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

9. Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Điều 155. Thời hạn của giấy phép lao động

Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.

Điều 156. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực

1. Giấy phép lao động hết thời hạn.

2. Chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.

5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.

6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.

8. Giấy phép lao động bị thu hồi.

Điều 157. Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động, giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động và giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Điều 158. Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật

Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của người lao động là người khuyết tật; có chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp đối với người sử dụng lao động trong tạo việc làm và nhận người lao động là người khuyết tật vào làm việc theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

Điều 159. Sử dụng lao động là người khuyết tật

1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật.

2. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.

Điều 160. Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật

1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.

2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.

Mục 5. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH

Điều 161. Lao động là người giúp việc gia đình

1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.

Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.

2. Chính phủ quy định về lao động là người giúp việc gia đình.

Điều 162. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình

1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.

2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.

3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.

Điều 163. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình

1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.

2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.

4. Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.

5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.

6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

Điều 164. Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình

1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.

2. Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.

3. Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.

4. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.

Điều 165. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động

1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.

2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.

3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.

Mục 6. MỘT SỐ LAO ĐỘNG KHÁC

Điều 166. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao, hàng hải, hàng không

Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao, hàng hải, hàng không được áp dụng một số chế độ phù hợp về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; hợp đồng lao động; tiền lương, tiền thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Chính phủ.

Điều 167. Người lao động nhận công việc về làm tại nhà

Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nhận việc về làm tại nhà.

Chương XII

BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Điều 168. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.

2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Điều 169. Tuổi nghỉ hưu

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương XIII

TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ

Điều 170. Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.

3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.

Điều 171. Công đoàn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam

1. Công đoàn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

2. Việc thành lập, giải thể, tổ chức và hoạt động của Công đoàn cơ sở được thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.

Điều 172. Thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp

1. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.

Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tổ chức và hoạt động phải bảo đảm nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ; tự nguyện, tự quản, dân chủ, minh bạch.

2. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bị thu hồi đăng ký khi vi phạm về tôn chỉ, mục đích của tổ chức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 174 của Bộ luật này hoặc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc doanh nghiệp giải thể, phá sản.

3. Trường hợp tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.

4. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký; thẩm quyền, thủ tục cấp đăng ký, thu hồi đăng ký; quản lý nhà nước đối với vấn đề tài chính, tài sản của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, quyền liên kết của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Điều 173. Ban lãnh đạo và thành viên tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp

1. Tại thời điểm đăng ký, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có số lượng tối thiểu thành viên là người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

2. Ban lãnh đạo do thành viên của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bầu. Thành viên ban lãnh đạo là người lao động Việt Nam đang làm việc tại doanh nghiệp; không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích do phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Điều 174. Điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp

1. Điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ tổ chức; biểu tượng (nếu có);

b) Tôn chỉ, mục đích và phạm vi hoạt động là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên tổ chức mình trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp; cùng với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động; xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định;

c) Điều kiện, thủ tục gia nhập và ra khỏi tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Trong một tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không đồng thời có thành viên là người lao động thông thường và thành viên là người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến điều kiện lao động, tuyển dụng lao động, kỷ luật lao động, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác;

d) Cơ cấu tổ chức, nhiệm kỳ, người đại diện của tổ chức;

đ) Nguyên tắc tổ chức, hoạt động;

e) Thể thức thông qua quyết định của tổ chức.

Những nội dung phải do thành viên quyết định theo đa số bao gồm thông qua, sửa đổi, bổ sung điều lệ của tổ chức; bầu cử, miễn nhiệm người đứng đầu và thành viên ban lãnh đạo của tổ chức; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên, giải thể, liên kết tổ chức; gia nhập Công đoàn Việt Nam;

g) Phí thành viên, nguồn tài sản, tài chính và việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của tổ chức.

Việc thu, chi tài chính của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải được theo dõi, lưu trữ và định kỳ hằng năm công khai cho thành viên của tổ chức;

h) Kiến nghị và giải quyết kiến nghị của thành viên trong nội bộ tổ chức.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 175. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

1. Phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm:

a) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;

b) Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, chuyển người lao động làm công việc khác;

c) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;

d) Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

2. Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Điều 176. Quyền của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

1. Thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền sau đây:

a) Tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc thực hiện quyền này phải bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người sử dụng lao động;

b) Tiếp cận người sử dụng lao động để thực hiện các nhiệm vụ đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

c) Được sử dụng thời gian làm việc theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà vẫn được người sử dụng lao động trả lương;

d) Được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động và trong việc thực hiện chức năng đại diện theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ quy định thời gian tối thiểu mà người sử dụng lao động dành cho toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện trên cơ sở số lượng thành viên của tổ chức.

3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và người sử dụng lao động thỏa thuận về thời gian tăng thêm so với thời gian tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều này và cách thức sử dụng thời gian làm việc của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế.

Điều 177. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

1. Không được cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp nhằm thành lập, gia nhập và tham gia các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

2. Công nhận và tôn trọng các quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đã được thành lập hợp pháp.

3. Phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động, ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

4. Phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.

5. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 178. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động

1. Thương lượng tập thể với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này.

2. Đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật này.

3. Được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là thành viên của mình.

4. Đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền.

5. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật này.

6. Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu pháp luật về lao động; về trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện người lao động và việc tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được cấp đăng ký.

7. Được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chương XIV

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Mục 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Điều 179. Tranh chấp lao động

1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:

a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;

b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiu tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:

a) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;

b) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;

c) Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.

3. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

a) Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;

b) Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Điều 180. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

1. Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

2. Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

3. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

4. Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

5. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Điều 181. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong giải quyết tranh chấp lao động

1. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức việc tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn của hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động trong giải quyết tranh chấp lao động.

3. Khi có yêu cầu, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động có trách nhiệm chuyển yêu cầu đến hòa giải viên lao động đối với trường hợp bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải lao động, chuyển đến Hội đồng trọng tài trong trường hợp yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết hoặc hướng dẫn gửi đến Tòa án để giải quyết.

Điều 182. Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động

1. Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có quyền sau đây:

a) Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;

b) Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;

c) Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.

2. Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;

b) Chấp hành thỏa thuận đã đạt được, quyết định của Ban trọng tài lao động, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 183. Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có quyền yêu cầu các bên tranh chấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ, trưng cầu giám định, mời người làm chứng và người có liên quan.

Điều 184. Hòa giải viên lao động

1. Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.

2. Chính phủ quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, chế độ, điều kiện hoạt động và việc quản lý hòa giải viên lao động; thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động.

Điều 185. Hội đồng trọng tài lao động

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động, bổ nhiệm Chủ tịch, thư ký và các trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là 05 năm.

2. Số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, ít nhất là 15 người, bao gồm số lượng ngang nhau do các bên đề cử, cụ thể như sau:

a) Tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề cử, trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo và thư ký Hội đồng là công chức của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Tối thiểu 05 thành viên do công đoàn cấp tỉnh đề cử;

c) Tối thiểu 05 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.

3. Tiêu chuẩn và chế độ làm việc của trọng tài viên lao động được quy định, như sau:

a) Trọng tài viên lao động là người hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động, có uy tín và công tâm;

b) Khi đề cử trọng tài viên lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động có thể cử người của cơ quan, tổ chức mình hoặc cử người khác đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đối với trọng tài viên lao động theo quy định;

c) Thư ký Hội đồng trọng tài lao động thực hiện nhiệm vụ thường trực của Hội đồng trọng tài lao động. Trọng tài viên lao động làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

4. Khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại các điều 189, 193 và 197 của Bộ luật này, Hội đồng trọng tài lao động quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp như sau:

a) Đại diện mỗi bên tranh chấp chọn 01 trọng tài viên trong số danh sách trọng tài viên lao động;

b) Trọng tài viên lao động do các bên lựa chọn theo quy định tại điểm a khoản này thống nhất lựa chọn 01 trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động;

c) Trường hợp các bên tranh chấp cùng lựa chọn một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp lao động thì Ban trọng tài lao động chỉ gồm 01 trọng tài viên lao động đã được lựa chọn.

5. Ban trọng tài lao động làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.

6. Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ và điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động; tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động; việc thành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động quy định tại Điều này.

Điều 186. Cấm hành động đơn phương trong khi tranh chấp lao động đang được giải quyết

Khi tranh chấp lao động đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn theo quy định của Bộ luật này thì không bên nào được hành động đơn phương chống lại bên kia.

Mục 2. THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

Điều 187. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

1. Hòa giải viên lao động;

2. Hội đồng trọng tài lao động;

3. Tòa án nhân dân.

Điều 188. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật này, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.

4. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.

Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

5. Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

6. Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

7. Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều này thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 189. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

1. Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 188 của Bộ luật này. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

4. Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

5. Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 190. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

4. Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Mục 3. THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ QUYỀN

Điều 191. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:

a) Hòa giải viên lao động;

b) Hội đồng trọng tài lao động;

c) Tòa án nhân dân.

2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Điều 192. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

1. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 188 của Bộ luật này.

Đối với tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật này mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật t hòa giải viên lao động lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 193. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Hội đồng trọng tài lao động

1. Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

Đối với tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật này mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết mà lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Điều này thì trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.

5. Khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

6. Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 194. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.

3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.

Mục 4. THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH

Điều 195. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

1. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

a) Hòa giải viên lao động;

b) Hội đồng trọng tài lao động.

2. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

Điều 196. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

1. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 188 của Bộ luật này.

2. Trường hợp hòa giải thành, biên bản hòa giải thành phải bao gồm đầy đủ nội dung các bên đã đạt được thỏa thuận, có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động. Biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.

3. Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 197 ca Bộ luật này;

b) Tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công.

Điều 197. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động

1. Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

4. Khi các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Điều này thì tổ chức đại diện người lao động không được tiến hành đình công trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp.

Khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công.

Mục 5. ĐÌNH CÔNG

Điều 198. Đình công

Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

Điều 199. Trường hợp người lao động có quyền đình công

Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:

1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;

2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

Điều 200. Trình tự đình công

1. Lấy ý kiến về đình công theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật này.

2. Ra quyết định đình công và thông báo đình công theo quy định tại Điều 202 của Bộ luật này.

3. Tiến hành đình công.

Điều 201. Lấy ý kiến về đình công

1. Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.

2. Nội dung lấy ý kiến bao gồm:

a) Đồng ý hay không đồng ý đình công;

b) Phương án của tổ chức đại diện người lao động về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 202 của Bộ luật này.

3. Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.

4. Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.

Điều 202. Quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công

1. Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.

2. Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:

a) Kết quả lấy ý kiến đình công;

b) Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;

c) Phạm vi tiến hành đình công;

d) Yêu cầu của người lao động;

đ) Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.

3. Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.

Điều 203. Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công

1. Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động.

2. Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có quyền sau đây:

a) Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công;

b) Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.

3. Người sử dụng lao động có quyền sau đây:

a) Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;

b) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;

c) Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.

Điều 204. Trường hợp đình công bất hợp pháp

1. Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.

2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.

3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.

4. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.

5. Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.

6. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.

Điều 205. Thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc

Ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, người sử dụng lao động phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc tại nơi làm việc và thông báo cho các cơ quan, tổ chức sau đây:

1. Tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nơi làm việc dự kiến đóng cửa;

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có nơi làm việc dự kiến đóng cửa.

Điều 206. Trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc

1. Trước 12 giờ so với thời điểm bắt đầu đình công ghi trong quyết định đình công.

2. Sau khi người lao động ngừng đình công.

Điều 207. Tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công

1. Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.

2. Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 208. Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công

1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.

2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.

3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.

4. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.

5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.

6. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Điều 209. Nơi sử dụng lao động không được đình công

1. Không được đình công ở nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.

2. Chính phủ quy định danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công và việc giải quyết tranh chấp lao động tại nơi sử dụng lao động không được đình công quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 210. Quyết định hoãn, ngừng đình công

1. Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

2. Chính phủ quy định chi tiết việc hoãn, ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của người lao động.

Điều 211. Xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được thông báo về cuộc đình công không tuân theo quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về lao động phối hợp với công đoàn cùng cấp, cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ người sử dụng lao động và đại diện ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để nghe ý kiến, hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường.

Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì lập biên bản, tiến hành xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

Đối với các nội dung tranh chấp lao động thì tùy từng loại tranh chấp, hướng dẫn, hỗ trợ các bên tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này.

Chương XV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG

Điều 212. Nội dung quản lý nhà nước về lao động

1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động.

2. Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và biến động cung, cầu lao động; quyết định chính sách tiền lương đối với người lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội, giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề; xây dựng khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp. Quy định danh mục nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

3. Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động; thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, tiền lương và thu nhập của người lao động; quản lý lao động về số lượng, chất lượng và biến động lao động.

4. Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; thúc đẩy việc áp dụng quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động; thực hiện việc đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

6. Hợp tác quốc tế về lao động.

Điều 213. Thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lao động.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về lao động.

4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình.

Chương XVI

THANH TRA LAO ĐỘNG, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG

Điều 214. Nội dung thanh tra lao động

1. Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về lao động.

2. Điều tra tai nạn lao động và vi phạm an toàn, vệ sinh lao động.

3. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn, vệ sinh lao động.

4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật.

5. Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về lao động.

Điều 215. Thanh tra chuyên ngành về lao động

1. Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành về lao động thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra.

2. Việc thanh tra an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Điều 216. Quyền của thanh tra lao động

Thanh tra lao động có quyền thanh tra, điều tra nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được giao theo quyết định thanh tra.

Khi thanh tra đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc thì không cần báo trước.

Điều 217. Xử lý vi phạm

1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Bộ luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc; nếu người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

3. Người lợi dụng đình công gây mất trật tự, an toàn công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương XVII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 218. Miễn, giảm thủ tục đối với trường hợp sử dụng dưới 10 lao động

Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động thực hiện quy định của Bộ luật này nhưng được miễn, giảm một số thủ tục theo quy định của Chính phủ.

Điều 219. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến lao động

1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 84/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14:

a) Sửa đổi, bổ sung Điều 54 như sau:

“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;

b) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

c) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.

4. Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.”;

b) Sửa đổi, bổ sung Điều 55 như sau:

“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;

b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.”;

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 73 như sau:

“1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung tên điều, khoản 1; bổ sung các khoản 1a, 1b và 1c vào sau khoản 1 như sau:

“Điều 32. Những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

1a. Tranh chấp lao động cá nhân mà hai bên thỏa thuận lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động giải quyết nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động mà Ban trọng tài lao động không được thành lập, Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định của Ban trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

1b. Tranh chấp lao động tập thể về quyền theo quy định của pháp luật về lao động đã qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải không thành, hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện biên bản hòa giải thành thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

1c. Tranh chấp lao động tập thể về quyền mà hai bên thỏa thuận lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động giải quyết nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động mà Ban trọng tài lao động không được thành lập, Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định của Ban trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.”;

b) Bãi bỏ khoản 2 Điều 32.

Điều 220. Hiệu lực thi hành

1. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 hết hiệu lực thi hành kể t ngày Bộ luật này có hiệu lực.

2. Kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận hợp pháp đã giao kết có nội dung không trái hoặc bảo đảm cho người lao động có quyền và điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của Bộ luật này được tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung để phù hợp và để áp dụng quy định của Bộ luật này.

3. Chế độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, tổ chức xã hội, xã viên hợp tác xã, người làm việc không có quan hệ lao động do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tùy từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này.

Bộ luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

Untitled [2] 

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Luật số: 53/2019/QH14

Hà Nội, Ngày 26 tháng 11 năm 2019

 

LUẬT

LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Lực lượng dự bị động viên.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên; chế độ, chính sách; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

2. Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự.

3. Phương tiện kỹ thuật dự bị là tài sản ca cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, bao gồm phương tiện giao thông cơ gii đường bộ, phương tiện đưng thủy, phương tiện đường không dân dụng, phương tiện xây dựng cầu đường, phương tiện xây dựng công trình, phương tiện xếp dỡ hàng hóa, phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị vật tư y tế và một số loại phương tiện, thiết bị khác được đăng ký theo yêu cầu biên chế của Quân đội nhân dân.

4. Đơn vị dự bị động viên là tổ chức quân sự gồm phần lớn hoặc toàn bộ là quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân; có tổ chức, biên chế chưa hoàn chnh hoặc chưa tổ chức trong thờibình, nhưng có kế hoạch động viên, bổ sung trong thời chiến khi có lệnh động viên.

5. Đơn vị chuyên môn dự bị là loại hình đơn vị dự bị động viên được tổ chức, biên chế quân nhân dự bị có chuyên môn, nghiệp vụ và phương tiện, thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn.

6. Chuyên nghiệp quân sự là nghề nghiệp chuyên môn tương ứng với chức danh trong biên chế Quân đội nhân dân.

7. Huy động lực lượng dự bị động viên là việc gọi quân nhân dự bị, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị để bàn giao cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân theo quy định ca Luật này.

8. Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện kỹ thuật dự bị thuộc đối tượng được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên.

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấu cao và được quản lý chặt chẽ.

3. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

5. Xây dựng, huy động đơn vị dự bị động viên bảo đảm đủ quân số, phương tiện kỹ thuật dự bị; đúng tiêu chuẩn, thi gian; bảo đảm bí mật, an toàn theo quy định của pháp luật và kế hoạch dược phê duyệt.

6. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Điều 4. Trách nhiệm của quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên

1. Quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:

a) Kiểm tra sức khỏe;

b) Thực hiện lệnh gọi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

c) Thực hiện chế độ sinh hoạt đơn vị dự bị động viên và nhiệm vụ do người chỉ huy giao;

d) Thực hiện lệnh huy động để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

2. Quân nhân dự bị giữ chức vụ ch huy đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quy đnh tại khoản 1 Điều này;

b) Nắm tình hình số lượng, chất lượng đơn vị; duy trì đơn vị sinh hoạt theo chế độ và thực hiện chế độ báo cáo;

c) Quản lý, chỉ huy đơn vị khi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

d) Quản lý, chỉ huy đơn vị để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị, người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị

1. Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị có nghĩa vụ chấp hành quyết định huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị; được hoàn trả phương tiện kỹ thuật dự bị, thanh toán các khoản chi phí và bồi thường thiệt hại do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị gây ra.

2. Người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị có nghĩa vụ chấp hành quyết định huy động; được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này.

Điều 6. Bồi thường thiệt hại do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị gây ra

1. Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

a) Phương tiện kỹ thuật dự bị bị hư hỏng, bị mất hoặc bị tiêu hủy;

b) Thiệt hại về thu nhập do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị trực tiếp gây ra.

2. Người có thm quyền quyết định huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường và việc chi trả tiền bồi thường thiệt hại cho chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được thực hiện như đối với người có tài sản trưng dụng theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.

Trường hợp phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động là tài sản nhà nước giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập bị hư hỏng, bị mất hoặc bị tiêu hủy thì được bố trí kinh phí để sửa chữa hoặc mua mi theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên

1. Trốn tránh thực hiện trách nhiệm của quân nhân dự bị, nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động.

2. Chống đối, cản trở việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

3. Huy động, điều động lực lượng dự bị động viên không có trong kế hoạch được phê duyệt.

4. Li dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Phân biệt đối xử về giới trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Chương II

XÂY DỰNG, HUY ĐỘNG, TIẾP NHẬN LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Mục 1. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG, HUY ĐỘNG, TIẾP NHẬN LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 8. Thẩm quyền lập kế hoạch

1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp vi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập Kế hoạch nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của đơn vị.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên ca địa phương.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền lập kế hoạch huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của đơn vị Quân đội nhân dân.

Điều 9. Nội dung kế hoạch

1. Nội dung kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên bao gồm:

a) Tổ chức biên chế đơn vị dự bị động viên;

b) Quản lý đơn vị dự bị động viên;

c) Tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị;

d) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

đ) Công tác đảng, công tác chính trị;

e) Bảo đảm hậu cn, kỹ thuật, tài chính.

2. Nội dung kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:

a) Thông báo quyết định huy động, lệnh huy động;

b) Tập trung, vận chuyn, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;

c) Công tác đảng, công tác chính trị;

d) Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính;

đ) Chỉ huy, điều hành việc huy động lực lượng dự bị động viên;

e) Bảo vệ trong quá trình tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

3. Nội dung kế hoạch tiếp nhận lực lượng dự bị động viên bao gồm:

a) Quyết định về việc thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận lực lượng dự bị động viên;

b) Tiếp nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;

c) Công tác đảng, công tác chính trị;

d) Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính.

Điều 10. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch

1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.

2. Bộ Quốc phòng thẩm định; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

3. Ban ch huy quân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thẩm định; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của đơn vị thuộc quyn.

4. Cơ quan Bộ Quốc phòng thẩm định; Bộ trưng Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của quân khu, kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

5. Cơ quan quân khu thẩm định; Tư lệnh Quân khu phê duyệt kế hoạch xây dng, huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

6. Bộ Tư lệnh Th đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về kế hoạch và đầu tư thuc Ủy ban nhân dân cp tnh, các cơ quan có liên quan thẩm định; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tnh phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân cp huyện.

7. Cơ quan cấp trên trực tiếp thẩm định; Thủ trưởng cấp trên trực tiếp, phê duyệt kế hoạch tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của đơn vị thuộc quyền trong Quân đội nhân dân.

Điều 11. Rà soát, điều chỉnh, lập mới kế hoạch

1. Hằng năm, cơ quan, đơn vị được giao lập kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhn lực lượng dự bị động viên phải rà soát kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên; trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 10 của Luật này quyết định việc điều chnh, hoặc lập mới kế hoạch trong trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được điều chỉnhtrong trường hp có sự thay đổi nội dung nhưng chưa đến mức phải lập mới.

3. Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được lập mới trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi chỉ tiêu về quân nhân dự bị hoặc phương tiện kỹ thuật dự bị từ 30% trở lên;

b) Thay đổi địa phương giao hoặc đơn vị nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

Mục 2. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 12. Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị

1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban ch huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thực hiện đăng ký quân nhân dự bị cho công dân cư trú tại địa phương.

Ban ch huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện đăng ký quân nhân dự bị cho công dân đang lao động, học tập, làm việc tại cơ quan, tổ chức. Trưng hợp cơ quan, tổ chức không có Ban ch huy quân sự thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đang lao động, hc tập, làm việc tại cơ quan, tổ chức thực hiện đăng ký quân nhân dự bị tại nơi cư trú.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thực hiện quản lý quân nhân dự bị cư trú tại địa phương.

3. Ban ch huy quân sự cấp huyện phối hợp vi cơ quan, tổ chức quản lý quân nhân dự bị đang lao đng, học tập, làm việc tại cơ quan, tổ chức trên địa bàn.

4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký quân nhân dự bị quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 13. Đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị

1. Cơ quan đăng ký quyền sở hữu phương tiện hàng không dân dụng, phương tiện hàng hải, phương tiện thủy nội địa của Bộ Giao thông vận tải và cơ quan đăng ký tàu công vụ thủy sản, tàu kiểm ngư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm định kỳ hằng năm cung cấp thông tin đăng ký phương tiện kỹ thuật dự bị cho Bộ Quốc phòng để đăng ký, quản lý.

2. Cơ quan đăng ký quyền s hữu phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cơ quan quản lý phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị vật tư y tế ở địa phương có trách nhiệm định kỳ hằng năm cung cấp thông tin đăng ký phương tiện kỹ thuật dự bị cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của chủ phương tiện để đăng ký, quản lý.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức định kỳ hằng năm báo cáo, cung cấp thông tin về phương tiện kỹ thuật dự bị không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của chủ phương tiện hoặc nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở để đăng ký, quản lý.

4. Chính phủ quy định Danh mục phương tiện kỹ thuật dự bị và việc đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị.

Điều 14. Giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên

1. Thủ tướng Chính phủ giao ch tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Căn c chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, việc giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định quy mô, loại hình tổ chức và số lượng đơn vị dự bị động viên cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định ch tiêu tiếp nhận lực lượng dự bị động viên và quy định động viên trong từng trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho đơn vị Quân đội nhân dân;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên cho cơ quan, đơn vị thuộc quyền;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên cho cơ quan, đơn vị thuộc quyền và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 15. Tổ chức biên chế đơn vị dự bị động viên

1. Quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân được t chức thành các đơn vị dự bị động viên.

2. Đơn vị dự bị động viên phải duy trì đủ quân số quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, có số lượng dự phòng từ 10% đến 15% và dự trữ vũ khí, trang bị kỹ thuật theo phân cấp.

Điều 16. Sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên

1. Sắp xếp quân nhân dự bị đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, có chuyên nghiệp quân sự đúng với chức danh biên chế; gn địa bàn tuyển quân với địa bàn động viên; trường hợp thiếu thì sắp xếp quân nhân dự bị có chuyên nghiệp quân sự gần đúng với chức danh biên chế.

2. Sắp xếp quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được thực hiện theo thứ tự quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một trước, trường hp thiếu thì sắp xếp binh sĩ dự bị hạng hai.

3. Sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên thuộc đơn vị bộ đội chủ lực trước, đơn vị bộ đội địa phương sau.

Điều 17. Độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình

1. Độ tuổi sĩ quan dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được quy định như sau:

a) Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; h sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu;

b) Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bo đảm chiến đấu.

Điều 18. Sắp xếp phương tiện kỹ thuật dự bị vào đơn vị dự bị động viên

Phương tiện kỹ thuật dự bị được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên có tính năng đúng yêu cu sử dụng trong biên chế của từng đơn vị Quân đội nhân dân; trường hp không có thì sắp xếp phương tiện kỹ thuật dự bị có tính năng tương tự.

Điều 19. Thẩm quyền sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị vào đơn vị dự bị động viên

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân có chỉ tiêu tiếp nhận lực lượng dự bị động viên thực hiện việc sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị vào đơn vị dự bị động viên.

Điều 20. Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ; giáng chức, cách chức; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; tước danh hiệu quân nhân, giải ngạch đối với quân nhân dự bị

1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ; giáng chức, cách chức; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; giải ngạch sĩ quan dự bị thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Việc phong, thăng quân hàm và giải ngạch quân nhân chuyên nghiệp dự bị thực hiện theo quy định của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.

3. Việc bổ nhiệm chức vụ; giáng chức, ch chức; phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm; tước danh hiệu quân nhân và giải ngạch hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị thực hiện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.

Điều 21. Tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị

1. Thủ tưng Chính phủ quyết định chỉ tiêu đào tạo sĩ quan dự bị hằng năm.

2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định slượng từng nhóm, ngành sĩ quan dự bị cần đào tạo giao cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.

3. Chính phủ quy định đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị.

Điều 22. Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, đơn vị dự bị động viên

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, đơn vị dự bị động viên hằng năm cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, việc giao chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, đơn vị dự bị động viên được quy định như sau:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu cho cơ quan, đơn vị thuộc quyền;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao ch tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao chỉ tiêu cụ thể cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Việc gọi quân nhân dự bị huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sn sàng chiến đấu thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự.

4. Quân nhân dự bị được hoãn tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp sau đây:

a) Trùng với thời gian thi tuyển công chức, viên chức; thi nâng bậc thợ, nâng ngạch công chức, viên chức; thi kết thúc học kỳ, thi kết thúc khóa học được cơ quan, tổ chức nơi quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc xác nhận;

b) Bị ốm đau hoặc hoàn cảnh gia đình, bản thân khó khăn đột xuất không thể tham gia, được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi quân nhân dự bị cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc xác nhận.

5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định điều động có thi hạn phương tiện kỹ thuật dự bị đã xếp trong đơn vị dự bị động viên thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phục vụ huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tnh quyết định điều động số lượng, thời hạn phương tiện kỹ thuật dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên phục vụ huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tnh về việc điều động từng phương tiện k thuật dự bị.

6. Việc huấn luyện đơn vị dự bị động viên thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh thực hiện tại cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tnh.

Việc huấn luyện đơn vị dự bị đng viên không thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tnh thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

7. Chính phủ quy định về cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh quy định tại khoản 6 Điều này.

Điều 23. Chế độ sinh hoạt của quân nhân dự bị

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức sinh hoạt cho quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ tiểu đội trưởng và tương đương trở lên.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tổ chức sinh hoạt cho quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định hình thức, nội dung, thời gian sinh hoạt của quân nhân dự bị.

Mục 3. HUY ĐỘNG, TIẾP NHẬN LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 24. Các trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên

1. Khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ.

2. Khi thi hành lệnh thiết quân luật.

3. Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.

4. Đ phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.

Điều 25. Huy động lực lượng dự bị động viên khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị huy động ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh huy động đơn vị dự bị động viên ở từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, lệnh huy động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, việc huy động lực lượng dự bị động viên được quy đnh như sau:

a) Người có thẩm quyền theo quy đnh của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự quyết định gọi quân nhân dự bị nhập ngũ;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định điều động phương tiện kỹ thuật dự bị trong đơn vị dự bị động viên do cơ quan mình xây dựng;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định huy động phương tiện kỹ thuật dự bị ở địa phương; trường hợp đơn vị Quân đội nhân dân không có người vận hành, điều khiển thì được quyết định huy động người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tnh về việc huy động phương tiện kỹ thuật dự bị, người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị.

Điều 26. Huy động lực lượng dự bị động viên khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ

1. Huy động lực lượng dự bị động viên khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ bao gồm những trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 24 của Luật này.

2. Ch tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị trong trường hp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 24 của Luật này.

Ch tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện quyết đnh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

3. Người chỉ huy đơn vị Quân đội nhân dân được giao quản lý địa phương thiết quân luật quyết định huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 27. Thông báo quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên

1. Quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên phải thông báo đúng thời hạn, chính xác. Việc thông báo được tiến hành theo hệ thống hành chính từ trung ương đến cơ sở và từ Bộ Quốc phòng đến cơ quan quân sự các cấp, đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân.

2. Trách nhiệm thông báo quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên được quy định như sau:

a) Bộ Tổng Tham mưu thông báo lệnh huy động đơn vị dự bị động viên của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và chỉ đạo việc thông báo lệnh huy động đến cơ quan quân sự địa phương, đơn vị cơ sở của Quân đội nhân dân;

b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thông báo quyết định huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ trưởng, Thủ trưng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ đến đơn vị thuộc quyền và chỉ đạo việc thông báo quyết định huy động đến đơn vị cơ sở;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo quyết định huy động lực lượng dự bị động viên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến cơ quan, đơn vị thuộc quyền, các đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành ph Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh thông báo lệnh huy động đơn vị dự bị động viên của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ Ch huy quân sự cấp tỉnh và lệnh gọi sĩ quan dự bị nhập ngũ của cấp có thẩm quyền đến cơ quan quân sự cấp huyện;

d) Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo quyết định huy động quân nhân dự bị của Chtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đến Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Cơ quan quân sự cấp huyện thông báo quyết định huy động phương tiện kỹ thuật dự bị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tnh, lệnh gọi sĩ quan dự bị nhập ngũ của cấp trên và thông báo lệnh gọi quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị nhập ngũ của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cp huyện đến Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, tổ chức có liên quan;

đ) Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển lệnh gọi nhập ngũ của cấp trên đến từng quân nhân dự bị, quyết đnh huy động phương tiện kỹ thuật dự bị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến từng chủ phương tiện kỹ thuật dự bị;

e) Cơ quan quân sự địa phương và đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân có nhiệm vụ giao nhận lực lượng dự bị động viên phải thông báo cho nhau về việc giao nhận lực lượng dự bị động viên.

3. Thi hạn hoàn thành thông báo quyết đnh huy động và lệnh huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị được xác định trong kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc thông báo quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên.

Điều 28. Tập trung, vận chuyển, giao nhận lực lượng dự bị động viên

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực, hiện việc tập trung, vận chuyển, bàn giao lực lượng dự bị động viên cho đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân; tổ chức tiếp nhận lực lượng dự bị động viên sau khi thực hiện xong nhiệm vụ.

2. Đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được bổ sung; bàn giao lực lượng dự bị động viên cho Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức sau khi thực hiện xong nhiệm vụ.

3. Địa điểm tập trung lực lượng dự bị động viên do Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định. Địa điểm tiếp nhận lực lượng dự bị động viên do đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân xác định.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều này.

Chương III

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO XÂY DỰNG, HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 29. Phụ cấp đối với quân nhân dự bị được xếp, bổ nhiệm chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên

1. Quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên được hưởng phụ cấp.

2. Quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ tiểu đội trưởng hoặc tương đương trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị và thôi hưởng phụ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định mức phụ cấp, điều kiện và thời gian được hưởng phụ cấp.

Điều 30. Chế độ, chính sách đối với quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ

1. Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với quân nhân dự bị được quy định như sau:

a) Quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc trong cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cơ quan, tổ chức nơi đang lao động, học tập, làm vic trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cp đi đường và tiền tàu xe. Trường hp mức lương, phụ cấp thp hơn mức lương, phụ cấp áp dụng trong Quân đội nhân dân thì đơn vị Quân đội nhân dân tr phn chênh lệch;

b) Quân nhân dự bị không thuộc các đối tượng theo quy định tại điểm a khoản này được đơn vị Quân đội nhân dân cấp một khoản phụ cấp theo ngày làm việc trên cơ s mức tiền lương cơ bản của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, tại ngũ hoặc bằng mức ph cấp theo cp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; tin tàu xe và phụ cp đi đường như đối với quân nhân tại ngũ.

2. Quân nhân dự bị được cấp hoặc mượn quân trang, đồ dùng sinh hoạt và bảo đảm tiền ăn theo chế độ hiện hành đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

3. Quân nhân dự bị đang lao động, hc tập, làm việc trong cơ quan, tổ chức nếu đang nghỉ phép năm mà được gọi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đu, huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ thì những ngày phép còn lại được nghỉ tiếp sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc được ngh bù vào thời gian thích hợp.

4. Quân nhân dự bị khi thực hiện nhiệm vụ bị thương hoặc hy sinh được công nhận là thương binh hoặc liệt sĩ thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

5. Quân nhân dự bị khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật v lao động được hưởng chế độ, chính sách như đối với người lao động làm cùng công việc.

6. Quân nhân dự bị tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà bị m đau, bị tai nạn, chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; trường hợp không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ.

Điều 31. Chế độ trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị

Gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp trong thi gian quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, din tập, kim tra sn sàng động viên, sn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ theo quy định của Chính phủ.

Điều 32. Chế độ, chính sách đối với người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị trong thời gian được huy động

1. Người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị được bảo đảm tiền ăn tương đương với tiền ăn của chiến sĩ bộ binh; trường hợp bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương, chết, bị suy giảm khả năng lao động hoặc khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hi, nguyhiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật v lao động thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách như đối với quân nhân dự bị.

2. Người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị đang hưởng lương từ ngân sách nhà nưc được cơ quan, t chức nơi đang lao động, làm việc trả nguyên lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe; trường hợp không hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được đơn vị Quân đội nhân dân chi trả tin công lao động cho ngày làm việc tính theo mức thu nhập trung bình 03 tháng liền kề của công việc mà người đó thực hiện trước khi được huy động, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe.

Điều 33. Nguồn kinh phí

1. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho việc xây dng, huy động lực lượng dự bị động viên được b trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương theo quy định của pháp luật v ngân sách nhà nước.

2. Các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 34. Nội dung chi cho xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên

1. Bộ Quốc phòng chi cho các công việc sau đây:

a) Đăng ký, quản lý và kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị; đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị;

b) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực và huấn luyện tạo nguồn sĩ quan dự bị;

c) Bảo đm trang bị, phương tiện cho chỉ huy động viên; xây dựng trạm tiếp nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị của đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực;

d) Dự trữ vật chất hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực;

đ) Bồi thường thiệt hại phương tiện kỹ thuật dự bị và các chi phí khác do đơn vị Quân đội nhân dân huy động phục vụ huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

e) Huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân;

g) Dự trữ trang bị quân sự cho lực lượng dự bị động viên trong phạm vi cả nước;

h) Chi trả phụ cấp cho quân nhân dự bị theo quy định tại Điều 29 của Luật này;

i) Tập huấn, in sổ sách, mẫu biểu, sơ kết, tổng kết, bảo đm trang bị vật chất phục vụ cho công tác xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự; bị động viên;

k) Huy động và tiếp nhận lực lượng dự bị động viên.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chi cho các công việc sau đây:

a) Tổ chức, quản lý đơn vị dự bị động viên theo ch tiêu được giao;

b) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đơn vị chuyên môn dự bị được Thủ tướng Chính phủ giao; tuyển chọn công dân đào tạo sĩ quan dự bị;

c) Huy động, bàn giao đơn vị dự bị động viên cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân;

d) Dự trữ phương tiện kỹ thuật dự bị theo chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao;

đ) Tập huấn, in sổ sách, mẫu biểu, bảo đảm trang bị vật chất phục vụ cho công tác xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chi cho các công việc sau đây:

a) Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;

b) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đơn vị dự bị động Viên thuộc bộ đội địa phương và huấn luyện tạo nguồn sĩ quan dự bị;

c) Bảo đảm trang bị, phương tiện cho ch huy động viên; bảo đảm thao trường, bãi tập, doanh trại phục vụ huấn luyện đơn vị dự bị động viên, xây dựng trạm tiếp nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị thuộc bộ đội địa phương;

d) Dự trữ vật chất hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương;

đ) Bồi thường thiệt hại phương tiện kỹ thuật dự bị và các chi phí khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh huy động phục vụ, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tng động viên hoặc động viên cục bộ;

e) Huy động, bàn giao đơn vị dự bị động viên cho lực lượng thưng trực của Quân đội nhân dân;

g) Huy động lực lượng dự bị động viên khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ;

h) Trợ cấp cho gia đình quân nhân dự bị trong thời gian quân phân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đu và huy động khi chưa đến mức tng động viên hoặc động viên cục bộ;

i) Thực hiện chế độ, chính sách đối vi người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động theo quy định của Luật này;

k) Tập huấn, in sổ sách, mẫu biểu, bảo đảm trang bị vật chất cho công tác xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện chi cho các công việc sau đây:

a) Đăng ký, quản lý và kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị; đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị; sinh hoạt đơn vị dự bị động viên;

b) Bảo đảm trang bị, phương tiện cho ch huy động viên, xây dựng trạm tập trung quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;

c) Dự trữ vật chất hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương;

d) Thực hiện chế độ, chính sách đối với người vận hành, điều khiển phương tiện, kỹ thuật dự bị được huy động theo quy định của Luật này;

đ) Tập trung, vận chuyển, giao nhn quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức chi cho việc đăng ký, quản lý, sinh hot và kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị; quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị; tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG XÂY DỰNG, HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 35. Trách nhiệm của Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dng, huy động lực lượng dự bị động viên.

2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:

a) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

c) Quy định và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

d) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước v xây dựng, huy động lực lưng dự bị động viên;

đ) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên và có trách nhiệm sau đây:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

2. Chủ trì, phối hợp vi Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng chiến lược, chính sách, Kế hoạch nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;

3. Phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng kế hoạch về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

4. Quy định quy mô, loại hình tổ chức, số lượng đơn vị dự bị động viên;

5. Chủ trì, phối hợp hướng dẫn Bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

6. Chỉ đạo, hưng dẫn cơ quan, đơn vị quân đội phi hợp với chính quyền địa phươngtrong xây dựng, huy động và tiếp nhận lực lượng dự bị động viên;

7. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

8. Chủ trì, phối hp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng cơ sở dữ liệu về đăng ký, quản lý quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị;

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Phối hp với Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức có liên quan lập và thực hiện kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

2. Ch đạo, hướng dẫn đơn vị thuộc quyền xây dựng đơn vị chuyên môn dự bị bảo đảm đủ số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Điều 38. Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp

1. Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Quyết định ngân sách bảo đm cho việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của địa phương;

b) Giám sát việc tuân th Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện qun lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên ở địa phương;

b) Chủ trì, phối hợp với đơn vị Quân đội nhân dân thực hiện xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên.

Điều 39. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về lực lượng dự bị động viên; giám sát việc thực hiện pháp luật về lực lượng dự bị động viên.

Điều 40. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức

Cơ quan, tổ chức nơi quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc có trách nhiệm phối hợp với địa phương bố trí thời gian cho quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kim tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ; tiếp nhận, bố trí công việc cho quân nhân dự bị khi kết thúc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện xong nhiệm vụ.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 41. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

2. Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2019.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

 

Untitled [3] 

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Luật số: 46/2019/QH14

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2019

 

LUẬT

THƯ VIỆN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Thư viện.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về thành lập, hoạt động thư viện; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt đng thư viện; quản lý nhà nước về thư viện.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối vi cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thư viện hoặc có liên quan đến hoạt động thư viện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.

2. Thư viện s là thư viện hoặc bộ phận của thư viện có tài nguyên thông tin được xử lý, lưu giữ dưới dạng số mà người sử dụng thư viện truy cập, khai thác thông qua thiết bị điện tử và không gian mạng.

3. Tài nguyên thông tin là tập hợp các loại hình tài liệu, dữ liệu gồm tài liệu in, tài liệu viết tay, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu số, tài liệu vi dạng gồm vi phim, vi phiếu, tài liệu đc biệt cho người khuyết tật và tài liệu, dữ liệu khác.

4. Tài nguyên thông tin mở là tài nguyên thông tin mà người sử dụng thư viện có thể tiếp cận không có rào cản về tài chính, pháp lý hoặc kỹ thuật.

5. Tiện ích thư viện là trang thiết bị phục vụ nhu cu của người sử dụng, người làm công tác thư viện trong việc thu thập, xử lý, lưu giữ, bảo quản, khai thác tài nguyên thông tin và phát huy giá trị của thư viện.

6. Dịch vụ thư viện là hoạt động do thư viện tổ chức hoặc phối hợp tổ chức nhằm phục vụ nhu cầu của người sử dụng thư viện.

7. Liên thông thư viện là hoạt động liên kết, hợp tác giữa các thư viện nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện, kết quả xử lý tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện.

Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện

1. Xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với người sử dụng thư viện.

2. Tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực của người sử dụng thư viện.

3. Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thư viện.

4. Phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trường học tập suốt đời cho Nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, xây dựng con người Việt Nam toàn diện.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện

1. Nhà nước đầu tư cho thư viện công lập các nội dung sau đây:

a) Ưu tiên đầu tư cho Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là thư viện cấp tỉnh) và thư viện có vai trò quan trọng;

b) Hiện đại hóa thư viện; xây dựng thư viện số, tài nguyên thông tin dùng chung, tài nguyên thông tin mở; liên thông thư viện trong nước và nước ngoài;

c) Sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;

d) Tổ chức dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

đ) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực thư viện;

e) Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động thư viện.

2. Nhà nước hỗ trợ đầu tư các nội dung sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực thư viện, phát triển văn hóa đọc;

b) Duy trì và phát triển thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng không vì mục tiêu lợi nhuận;

c) Cước vận chuyển tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ chính trị, khu vực biên giới, hi đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

d) Hợp tác quốc tế về thư viện.

3. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Chính ph quy định chi tiết về thư viện có vai trò quan trọng được ưu tiên đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và tài liệu cổ, quý hiếm, các b sưu tập tài liệu có giá trị đc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Điều 6. Xã hội hóa trong hoạt động thư viện

1. Cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện để đầu tư, tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp phát triển sự nghiệp thư viện, văn hóa đọc, xây dựng và phát huy không gian đọc, phòng đọc cơ sở.

2. Cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thư viện được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật.

3. Cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thư viện; tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp để phát triển sự nghiệp thư viện và phát triển văn hóa đọc được ghi nhận và vinh danh theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

4. Chính phủ quy định chi tiết về không gian đọc, phòng đọc cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 7. Tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện

1. Tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện bao gồm:

a) Tài nguyên thông tin có nội dung thông tin nếu sử dụng rộng rãi có thể ảnh hưởng đến li ích của Nhà nước, quyền và li ích hp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

b) Tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, hạn chế sử dụng, tiếp cận có điều kiện, hạn chế quyền tiếp cận theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, tiếp cận thông tin, lưu trữ;

c) Bản gốc tài liệu cổ, quý hiếm, tài nguyên thông tin là di sn văn hóa đang lưu giữ trong thư viện;

d) Bản gốc tài liệu bị hư hỏng.

2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; quy định nguyên tắc sử dụng tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện có trách nhiệm xây dựng danh mục tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng và việc sử dụng tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện

1. Lợi dụng hoạt động thư viện để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kích động bạo lực, gây thù hằn giữa các dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; phá hoại thuần phong mỹ tục; truyền bá mê tín; lôi kéo ngưi sử dụng thư viện vào tệ nạn xã hội.

2. Cung cấp tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy đnh khác.

3. Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định của pháp luật.

4. Cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thm quyền.

5. Chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, làm hư hỏng tài nguyên thông tin.

6. Xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện; làm sai lệch, gián đoạn hoặc phá hoại hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện.

Chương II

THÀNH LẬP THƯ VIỆN

Mục 1. MẠNG LƯỚI THƯ VIỆN

Điều 9. Các loại thư viện

1. Thư viện bao gồm các loại sau đây:

a) Thư viện Quốc gia Việt Nam;

b) Thư viện công cộng;

c) Thư viện chuyên ngành;

d) Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân;

đ) Thư viện cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là thư viện đại học);

e) Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ s giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác;

g) Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng;

h) Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.

2. Thư viện được tổ chức theo các mô hình sau đây:

a) Thư viện công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu được t chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc phù hợp với mô hình của cơ quan, tổ chức chủ quản;

b) Thư viện ngoài công lập do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp ngoài công lập hoặc mô hình khác.

Điều 10. Thư viện Quốc gia Việt Nam

1. Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước.

2. Thư viện Quốc gia Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Tiếp nhận, bảo quản, lưu giữ vĩnh viễn xuất bản phẩm, ấn phẩm báo chí được xuất bản tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ  trong nước và nước ngoài; luận án tiến sĩ của ngưi nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam;

b) Bổ sung và phổ biến tài liệu về Việt Nam, tài liệu tiêu biểu của nước ngoài;

c) Xây dựng hệ thng thông tin thư mục quốc gia; chủ trì, phối hợp với thư viện của các Bộ, ngành và thư viện khác trong nước xây dựng Tổng mục lục Việt Nam; công bố, chia sẻ thông tin thư mục quốc gia, tài nguyên thông tin số cho thư viện có nhu cầu, trừ tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, tiếp cận thông tin, lưu trữ;

d) Nghiên cứu khoa học thông tin thư viện;

đ) Thực hiện biên mục tập trung; chủ trì, phối hợp với các thư viện xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu toàn văn, thư viện số;

e) Hp tác, trao đổi tài nguyên thông tin với thư viện trong nước và nước ngoài; tham gia diễn đàn, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thư viện theo quy định của pháp luật;

g) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các thư viện trong cả nước theo phân công và thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao.

Điều 11. Thư viện công cộng

1. Thư viện công cộng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp phục vụ Nhân dân.

2. Thư viện cấp tnh là thư viện trung tâm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thu thập tài liệu cổ, quý hiếm; tài nguyên thông tin về tiếng nói, chữ viết của người dân tộc thiểu số; tài nguyên thông tin của địa phương và về địa phương;

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số về địa phương; phổ biến tài nguyên thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương;

c) Hỗ trợ, hướng dẫn, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin cho người sử dụng thư viện;

d) Tổ chức khu vực đọc phục vụ trẻ em, người khuyết tật;

đ) Tham gia xây dựng thư viện công cộng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là thư viện cấp huyện), thư viện công cộng xã, phường, thị trn (sau đây gọi là thư viện cấp xã);

e) Tổ chức thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện;

g) Tổ chức triển lãm và hoạt động khác nhằm phát triển văn hóa đọc;

h) Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;

i) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho thư viện trên địa bàn theo phân công và thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

3. Thư viện cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy đnh tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Tiếp nhận tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện từ thư viện cấp tỉnh;

b) Luân chuyển tài nguyên thông tin đến thư viện trên địa bàn;

c) Tổ chức hoạt động phục vụ nhu cầu học tập suốt đi ca Nhân dân trên địa bàn;

d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

4. Thư viện cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 ca Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Tiếp nhận tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện từ thư viện cấp tỉnh, thư viện cấp huyện và các nguồn hợp pháp khác;

b) Luân chuyển tài nguyên thông tin đến thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng trên địa bàn;

c) Tham gia xây dựng văn hóa đọc, hình thành thói quen đọc cho Nhân dân trên địa bàn;

d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thm quyền giao.

Điều 12. Thư viện chuyên ngành

1. Thư viện chuyên ngành là thư viện có tài nguyên thông tin chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực hoặc nhiều ngành, lĩnh vực phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức chủ quản.

Thư viện chuyên ngành gồm thư viện của cơ quan nhà nước; thư viện của tổ chức khoa học và công nghệ; thư viện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; thư viện của tổ chức kinh tế.

2. Thư viện chuyên ngành thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp vi chuyên ngành phục vụ; tiếp nhận, b sung và tổ chức khai thác tài nguyên thông tin từ hoạt động nghiên cứu, công bố khoa học, tài liệu hội nghị, hội thảo, báo cáo nghiên cứu, khảo sát của cán bộ nghiên cứu, cơ quan, tổ chức chủ quản và đề án, dự án, tạp chí chuyên ngành của cơ quan, tổ chức chủ quản;

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số chuyên ngành nội sinh; bổ sung và mua quyền truy cập tài nguyên thông tin chuyên ngành nước ngoài;

c) Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;

d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan, tổ chức chủ quản giao.

Điều 13. Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân

1. Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân là thư viện của các đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, có tài nguyên thông tin tng hợp, chuyên ngành quc phòng, an ninh phục vụ cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên địa bàn, người đang chấp hành hình phạt tù, học tập, cải tạo trong cơ s giam giữ, trường giáo dưỡng.

2. Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao; tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác tài nguyên thông tin chuyên ngành quc phòng, an ninh trong nước và nước ngoài; tài liệu hội nghị, hội thảo, báo cáo nghiên cứu, khảo sát và đề án, dự án, tạp chí chuyên ngành của lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định;

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số chuyên ngành nội sinh; bổ sung và mua quyền truy cập tài nguyên thông tin chuyên ngành quốc phòng, an ninh;

c) Thực hiện liên thông giữa các thư viện trong cùng hệ thống, chia sẻ tài nguyên thông tin vi thư viện trong nước và nước ngoài;

d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan chủ quản giao.

Điều 14. Thư viện đại học

1. Thư viện đại học là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học.

2. Thư viện đại học thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp vi mục tiêu, nội dung, chương trình, lĩnh vực, ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát trin công nghệ của cơ sở giáo dục đại học;

b) Tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác khóa luận, đồ án, lun văn, luận án, kết quả nghiên cứu khoa học của người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học; xây dng tài liệu nội sinh, cơ sở dữ liệu học liệu, tài nguyên học liệu mở;

c) Tổ chức không gian đọc; hướng dẫn sử dụng sản phẩm thư viện và dịch vụ thư viện; hoàn thiện kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin; củng cố, mở rộng kiến thức cho người học, người dạy và cán bộ qun lý;

d) Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;

đ) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục đại học giao.

Điều 15. Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác

1. Thư viện cơ s giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người hc và người dạy trong cơ sở giáo dục.

2. Thư viện cơ sở giáo dục mầm non thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với độ tuổi, tâm lý của trẻ em mầm non; nhu cầu thông tin, tài liệu của người dạy, cán bộ quản lý và chương trình giáo dục của cơ sở giáo dục;

b) Tổ chức hoạt động làm quen với sách và hình thành thói quen đọc của trẻ em mầm non; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người dạy và cán bộ quản lý;

c) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao.

3. Thư viện cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp vi nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học, người dạy, cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chương trình học tập, giảng dạy của từng cấp học, chương trình học;

b) Tổ chức hoạt động khuyến đọc, hình thành thói quen, kỹ năng đọc của người học; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người học, người dạy và cán bộ quản lý;

c) Hỗ trợ việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu và tổ chức các hoạt động giáo dục khác;

d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao.

4. Thư viện cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học, ngưi dạy, cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục;

b) Tổ chức hoạt động khuyến đọc; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người học, người dạy và cán bộ quản lý;

c) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao.

Điều 16. Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng

1. Thư viện cộng đồng là thư viện, có tài nguyên thông tin tổng hợp do cộng đồng dân cư thành lập tại trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm văn hóa, thể thao xã, phường, thị trấn; điểm bưu điện văn hóa xã; nhà văn hóa thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc; khu chung cư; nơi sinh hoạt chung của cộng đồng.

2. Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hp hoặc chuyên ngành do tổ chức, cá nhân Vit Nam thành lập, t bảo đảm kinh phí hoạt động.

3. Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Cung cấp tài nguyên thông tin cho Nhân dân trên địa bàn; tiếp nhận tài nguyên thông tin luân chuyển từ thư viện công cộng các cp đ phục vụ Nhân dân;

b) Tổ chức hoạt động thư viện theo nội dung đã thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Xây dựng và tham gia phát triển văn hóa đọc cho Nhân dân trên địa bàn.

Điều 17. Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam

1. Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp, chuyên ngành do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam; tự bảo đảm kinh phí hoạt động; hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Tổ chức hoạt động thư viện theo nội dung đã thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Tham gia phát triển văn hóa đọc.

Mục 2. THÀNH LẬP, SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, CHIA, TÁCH, GIẢI THỂ THƯ VIỆN

Điều 18. Điều kiện thành lập thư viện

1. Thư viện được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Mục tiêu, đối tượng phục vụ xác định;

b) Tài nguyên thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện;

c) Cơ sở vt chất, trang thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động thư viện;

d) Người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện;

đ) Người đại diện theo pháp luật của thư viện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2. Chính phủ quy định chi tiết các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

Điều 19. Thành lập thư viện công lập

1. Đối với thư viện là đơn vị sự nghiệp công lập, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập thư viện thực hiện theo quy định của pháp luật v đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Đối với thư viện không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập thư viện thực hiện theo quy định của pháp luật điều chỉnh việc thành lập cơ quan, tổ chức chủ quản của thư viện.

Điều 20. Thành lập thư viện ngoài công lập

1. Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có quyền thành lập thư viện khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Đối với thư viện thành lập theo mô hình doanh nghiệp, việc thành lập thư viện thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 21. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể thư viện

1. Việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể thư viện phải có phương án bảo toàn tài nguyên thông tin được Nhà nước đầu tư, tổ chức, cá nhân tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp cho thư viện.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện có quyền quyết định sáp nhập, hợp nht, chia, tách, giải th thư viện theo trình tự, thủ tục của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp hoặc pháp luật điều chnh cơ quan, tổ chức chủ quản của thư viện.

Điều 22. Đình chỉ, chấm dứt hoạt động thư viện

1. Thư viện bị đình chỉ hoạt động có thi hạn trong trường hợp sau đây:

a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thư viện mà không chấm dứt hành vi vi phạm.

2. Thư viện chấm dứt hoạt động trong trường hp sau đây:

a) Tự chấm dứt hoạt động;

b) Bị buộc chấm dứt hoạt động do hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này mà không khắc phục hành vi vi phạm.

3. Thẩm quyền đình ch, chấm dứt hoạt động thư viện được quy định như sau:

a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thành lập thư viện có quyền chấm dứt hoạt động thư viện đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Tổ chức, cá nhân có thm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thư viện theo quy định của pháp luật, có quyền buộc chấm dứt hoạt động thư viện đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Quyết định ánh chỉ, chấm dứt hoạt động thư viện phải nêu rõ lý do và công bố công khai tại trụ sở thư viện. Quyết định đình chỉ hoạt động phải nêu rõ thời hạn đình ch. Trong thời hạn bị đình chỉ hoạt động, nếu thư viện khắc phục được vi phạm nêu tại quyết định đình chỉ hoạt động, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đình ch hoạt động thư viện quyết định cho phép thư viện hoạt động trở lại.

5. Chính phủ quy đnh trình tự, thủ tục đình ch, chấm dứt hoạt động thư viện.

Điều 23. Thông báo việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thành lập, sáp nhập, hp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này.

2. Hồ sơ thông báo bao gồm:

a) Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản thông báo thành lập, sáp nhập, hp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện theo quy định ca Bộ trưng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này đối với thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.

3. Thời hạn thông báo được quy định như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động đối với thư viện công lập;

b) Trước 30 ngày, tính đến ngày thư viện thc hiện việc m cửa hoạt động, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động đối vi thư viện ngoài công lập.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông báo, nếu hồ sơ thông báo không đủ tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thm quyền có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ.

5. Thm quyền tiếp nhận hồ sơ thông báo được quy định như sau:

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ thông báo đối với thư viện chuyên ngành trung ương, thư viện cấp tnh;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ thông báo đối vi thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện cấp huyện, thư viện đại học, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam có trụ sở trên địa bàn;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ thông báo đối vi thư viện cấp xã; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác; thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng có tr sở trên đa bàn;

d) Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ thông báo đối vi thư viện cộng đng có trụ sở trên địa bàn.

Chương III

HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

Điều 24. Nguyên tắc hoạt động thư viện

1. Lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm; tạo lập môi trường thân thiện, bình đẳng; bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của tổ chức, cá nhân.

2. Tài nguyên thông tin được thu thập, xử lý, lưu giữ, bảo quản và phổ biến tuân thủ tiêu chuẩn, quy chun kỹ thuật quốc gia và chuẩn nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực thư viện.

3. Thường xuyên đổi mới sáng tạo về quy trình, sản phẩm thông tin, dịch vụ thư viện trên cơ sứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến.

4. Thực hiện liên thông thư viện.

5. Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 25. Xây dựng tài nguyên thông tin

1. Xây dựng tài nguyên thông tin gồm phát triển và thanh lọc tài nguyên thông tin.

2. Phát triển tài nguyên thông tin được quy định như sau:

a) Xác định phương thức và nguồn bổ sung tài nguyên thông tin phù hợp v chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện; tiếp nhận xuất bản phẩm, ấn phẩm báo chí theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí và theo chức năng, nhiệm vụ của thư viện được quy định tại Luật này;

b) Bổ sung, mua tài nguyên thông tin và quyn truy cp cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin s;

c) Thu thập tài nguyên thông tin mở, tài nguyên thông tin thuộc về công chúng, tài nguyên thông tin trực tuyến  giá trị khác;

d) Liên thông trao đổi tài nguyên thông tin giữa các thư viện trong nước và nước ngoài; hp tác trong việc bổ sung, chia sẻ, dùng chung cơ sở dữ liệu hoặc quyền truy cập tài nguyên thông tin s;

đ) Chuyển dạng, số hóa tài nguyên thông tin phục vụ lưu giữ và nghiên cứu theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Tiếp nhận tài nguyên thông tin do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài chuyển giao, tàitrợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp.

3. Thanh lọc tài nguyên thông tin được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều 26. Xử lý tài nguyên thông tin và tổ chức hệ thống tra cứu thông tin

1. Xử lý tài nguyên thông tin được quy định như sau:

a) Tài nguyên thông tin sau khi bổ sung vào thư viện phải được xử lý theo quy trình nghiệp vụ; xây dựng hệ thống tra cứu thông tin để phục vụ việc quản lý, tra cứu và sử dụng;

b) Thực hiện biên mục sao chép, áp dụng kết quả xử lý tài nguyên thông tin có vai trò quan trọng để bảo đảm chính xác, thng nhất và tiết kiệm.

2. Tổ chức hệ thống tra cứu thông tin được quy định như sau:

a) Hệ thống tra cứu thông tin phản ánh toàn bộ tài nguyên thông tin bằng các hình thức mục lục, cơ sở dữ liệu; đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của thư viện;

b) Bảo đảm lưu trữ an toàn kết quả xử lý tài nguyên thông tin;

c) Bảo đảm cập nhật, dễ sử dụng;

d) Bảo đảm liên thông trong tra cứu thông tin giữa các thư viện.

Điều 27. Bảo quản tài nguyên thông tin

1. Bảo quản tài nguyên thông tin được quy định như sau:

a) Thực hiện đối vi toàn bộ tài nguyên thông tin trong quá trình lưu giữ, phục vụ;

b) Bảo đảm an toàn thông tin phục vụ cho việc quản lý, tra cứu và sử dụng;

c) Thực hiện các hình thức bảo quản dự phòng, phục chế hoặc chuyển dạng tài liệu phù hp với điều kiện của thư viện;

d) Tài nguyên thông tin số phải được sao lưu định kỳ và có cơ chế khôi phục dữ liệu khi cần thiết; phải được bảo quản bảo đảm tương thích về mặt công nghệ cho định dạng dữ liệu;

đ) Tài nguyên thông tin là di sản văn hóa, tài nguyên thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải được bảo quản theo quy đnh của pháp lut về di sản văn hóa, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết Điều này.

Điều 28. Tạo lập, cung cấp sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện

1. Tạo lập, cung cấp sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện được quy định như sau:

a) Bảo đảm khoa học, hiện đại, hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện và nhu cầu của người sử dụng thư viện;

b) Bảo đm sự đa dạng về hình thức, phương thức cung cấp sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện.

2. Sản phẩm thông tin thư viện bao gồm:

a) Hệ thống tra cứu thông tin, cơ sở dữ liệu thư mục, dữ kiện và toàn văn;

b) Thư mục, thông tin chuyên đề;

c) Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử;

d) Sản phẩm thông tin thư viện khác được hình thành trong quá trình xử lý tài nguyên thông tin của thư viện.

3. Dịch vụ thư viện bao gồm:

a) Cung cấp tài nguyên thông tin tại thư viện, ngoài thư viện gồm dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin hoặc trên không gian mạng;

b) Cung cấp thông tin thư mục, chỉ dẫn thông tin;

c) Tư vấn, bồi dưỡng cho tổ chức, cá nhân về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện và hỗ trợ học tập, nghiên cứu;

đ) Tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, truyền thông, phổ biến tài nguyên thông tin;

đ) Hỗ trợ các tiện ích khai thác thư viện số;

e) Hình thức dịch vụ thư viện khác.

Điều 29. Liên thông thư viện

1. Liên thông thư viện bao gồm các nội dung sau đây:

a) Hợp tác trong việc bổ sung, mua, thu thập tài nguyên thông tin dùng chung và hợp tác trong xây dựng mục lục liên hp;

b) Chia sẻ, sử dụng chung tài nguyên thông tin giữa các thư viện; chia sẻ kết quả xử lý tài nguyên thông tin và sản phẩm thông tin thư viện;

c) Liên kết tổ chức dịch vụ thư viện phục vụ người sử dụng thư viện.

2. Liên thông thư viện thực hiện theo các phương thức sau đây:

a) Ln thông theo khu vực địa lý;

b) Liên thông theo nhóm thư viện có chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ tương đồng;

c) Liên thông theo lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin;

d) Liên thông giữa các loại thư viện.

3. Liên thông thư viện thực hiện theo cơ chế sau đây:

a) Thư viện được Nhà nưc ưu tiên đầu tư làm nòng cốt trong xây dựng, chia sẻ và khai thác tài nguyên thông tin dùng chung giữa các thư viện;

b) Hợp tác trong việc bổ sung, mua quyền truy cập và chia sẻ tài nguyên thông tin nưc ngoài, sử dụng hiệu quả ngun kinh phí của Nhà nước và xã hội;

c) Tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách nhà nước phải được liên thông, chia sẻ giữa các thư viện.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 30. Phát triển văn hóa đọc

1. Ngày 21 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

2. Phát triển văn hóa đọc thông qua các hoạt động sau đây:

a) Tổ chức hoạt động hình thành thói quen đọc trong gia đình, trưng học, cơ quan, t chức trong phạm vi cả nước;

b) Hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc, khai thác tài nguyên thông tin cho trẻ em tại thư viện cơ sở giáo dục mầm non, thư viện cơ sở giáo dục phổ thông;

c) Phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, mở rộng tri thức cho người sử dụng thư viện;

d) Đẩy mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với thư viện khác trên địa bàn; truy cập và khai thác thông tin, tri thức từ thư viện số dùng chung thông qua thiết bị điện tử; sử dụng dịch vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin.

Điều 31. Phát triển thư viện số

1. Xây dựng tài nguyên thông tin số trên cơ sở thu thập tài liệu số, số hóa tài liệu của thư viện.

2. Xử lý, lưu giữ, bảo quản tài nguyên thông tin số phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin, chuyên môn, nghiệp vụ thư viện.

3. Sử dụng phần mềm tiên tiến trong quản trị thư viện số, thiết kế giao diện thông minh; bảo đảm tính mở, liên thông trong tra cứu, khai thác và chuyển đổi dữ liệu giữa các hệ thống lưu trữ dữ liệu; hỗ trợ cấp quyền truy cập, khai thác tài nguyên thông tin số cho người sử dụng thư viện.

4. Cung cấp quyền truy cập tài nguyên thông tin số và các dạng khác.

Điều 32. Hiện đại hóa thư viện

1. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại bảo đảm triển khai, vận hành thư viện số và tự động hóa thư viện.

2. Triển khai phòng đọc kho mở, hệ thống cung cấp tài liệu tự động; hệ thống tự mượn, tự trả tài liệu; hệ thống giám sát, an ninh thư viện tiên tiến; không gian sáng tạo cho người sử dụng thư viện; khu vực phục vụ trẻ em, người khuyết tật.

3. Nghiên cứu, ứng dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, hệ thống dữ liệu lớn, điện toán đám mây, truy cập mở, thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại khác phù hợp với xu thế phát triển của thế giới trong hoạt động thư viện.

4. Xây dựng mạng thông tin thư viện tiên tiến, kết nối các thư viện trong nước và nước ngoài.

5. Tạo lập, cung cấp sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện hiện đại đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thư viện; xây dựng cơ sở dữ liệu, phát triển và khai thác thư viện số; triển khai trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử và các dịch vụ thư viện trên không gian mạng.

Điều 33. Truyền thông thư viện

1. Thư viện thực hiện truyền thông các nội dung sau đây:

a) Tài nguyên thông tin;

b) Sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện;

c) Tiện ích thư viện;

d) Nhân lực thư viện;

đ) Nội dung khác liên quan đến thư viện phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Hình thức truyền thông thư viện bao gồm:

a) Trưng bày, triển lãm giới thiệu sách, sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện; giao lưu, tọa đàm, hội nghị, hội thảo, thuyết trình; tổ chức sự kiện văn hóa, giáo dục liên quan đến thư viện;

b) Xây dựng quan hệ công chúng, hình ảnh của thư viện;

c) Hình thức khác phù hp vi quy định của pháp luật.

Điều 34. Phối hợp giữa thư viện với cơ quan, tổ chức

1. Thư viện phối hợp với cơ quan, tổ chức trong các hoạt động sau đây:

a) Bảo quản tài nguyên thông tin, cơ sở dữ liệu;

b) Khai thác, chia sẻ, phát huy hiệu quả sử dụng tài nguyên thông tin của thư viện và tư liệu, cơ sở dữ liệu của các cơ quan, tổ chức phối hợp;

c) Tổ chức các hình thức dịch vụ thư viện phục vụ người sử dụng thư viện và công chúng.

2. Thư viện phối hợp vi cơ quan, tổ chức về thông tin khoa học và công nghệ, lưu trữ nhằm bảo đm việc sử dụng và bảo quản hiệu quả tài nguyên thông tin, ngân hàng dữ liệu của Nhà nước, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khác theo chương trình hợp tác, hợp đồng và quy định của pháp luật.

3. Thư viện phối hp với cơ quan, tổ chức về văn hóa, du lịch và cơ quan, tổ chức khác nhằm đa dạng hình thức phục vụ và dịch vụ thư viện.

Điều 35. Nguồn tài chính của thư viện

1. Nguồn ngân sách nhà nước.

2. Nguồn thu từ dịch vụ thư viện.

3. Nguồn tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp từ tổ chức, cá nhân trong nước và nưc ngoài theo quy định của pháp luật.

4. Nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 36. Hợp tác quốc tế về thư viện

1. Xây dựng và triển khai chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế.

2. Tham gia các tổ chức, hội, diễn đàn nghề nghiệp, liên thông vi thư viện trong nước và nước ngoài.

3. Tham gia xây dựng, thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông lệ quốc tế về thư viện.

4. Nghiên cứu khoa học, trao đi tài nguyên thông tin, kinh nghiệm, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; ứng dụng và chuyển giao công nghệ; quảng bá, xúc tiến, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia, hỗ trợ hoạt động thư vin.

5. Hoạt động hợp tác quốc tế khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 37. Đánh giá hoạt động thư viện

1. Việc đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện đối với các loại thư viện nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về thư viện và nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện.

2. Nguyên tắc đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện như sau:

a) Khách quan, chính xác, đúng quy định của pháp luật;

b) Trung thực, công khai, minh bạch, bình đẳng;

c) Theo đnh k hằng năm.

3. Tiêu chí, phương pháp, thủ tục đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia.

4. Tổ chức thực hiện đánh giá hoạt động thư viện bao gồm:

a) Thư viện tự đánh giá;

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện đánh giá;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về thư viện đánh giá.

5. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết Điều này.

Chương IV

QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

Mục 1. QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THƯ VIỆN, NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN, NGƯỜI SỬ DỤNG THƯ VIỆN

Điều 38. Quyền của thư viện

1. Xác định nội dung và bình thức hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện.

2. Trao đổi tài nguyên thông tin, tham gia hệ thống thông tin thư viện trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

3. Từ chối yêu cầu sử dụng tài nguyên thông tin trái với quy định của pháp luật, quy chế, nội quy thư viện.

4. Thu phí, giá từ việc cung cấp dịch vụ thư viện theo quy đnh của pháp luật

5. Nghiên cứu, ng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, thiết lập cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa thư viện.

6. Vận động và tiếp nhận tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp cho thư viện theo quy định của pháp luật

7. Mở rộng phục vụ đối tượng người sử dụng thư viện phù hợp với quy đnh của pháp luật và quy chế thư viện.

8. Hợp tác quốc tế về thư viện.

9. Xác định hình thức và giá trị bồi thường thiệt hại do người sử dụng thư viện gây ra theo quy trình của pháp luật và nội quy thư viện.

10. Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện chuyên ngành của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính ph, Văn phòng Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và thư viện cấp tỉnh được lưu giữ tài nguyên thông tin quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 ca Luật này để phục vụ hoạt động nghiên cứu.

Điều 39. Trách nhiệm của thư viện

1. Bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ thư viện được quy định tại Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy chế, nội quy thư viện.

2. Sử dụng hiệu quả nguồn lực trong thư viện.

3. Tổ chức hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thư viện theo quy định tại Luật này và hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện.

4. Tổ chức dịch vụ thư viện; bố trí thời gian phục vụ phù hợp vi điều kiện sinh hoạt, làm việc, học tập của người sử dụng thư viện.

5. Công bố nội quy, hướng dẫn sử dụng thư viện.

6. Công khai, minh bạch về tài nguyên thông tin và hoạt động của thư viện.

7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng năm và khi được yêu cầu.

8. Quản lý, lưu giữ và tổ chức phục vụ tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy chế, nội quy thư viện.

Điều 40. Quyền của người làm công tác thư viện

1. Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý thư viện và kỹ năng sử dụng trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật hiện đại ứng dụng trong hoạt động thư viện.

2. Được tham gia nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thư viện.

3. Được hưởng lương; chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 41. Nghĩa vụ của người làm công tác thư viện

1. Thực hiện quy định của pháp luật về thư viện và quy định khác của pháp luật có liên quan, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức.

2. Tạo điều kiện để người sử dụng thư viện tiếp cận, sử dụng tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện; bảo đảm quyn bình đng và các quyn khác của người sử dụng thư viện được quy định tại Luật này.

3. Hỗ trợ, hướng dẫn, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin cho người sử dụng thư viện.

4. Học tập để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Thực hiện quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện.

Điều 42. Quyền của người sử dụng thư viện

1. Được sử dụng thư viện, tiếp cận, sử dụng tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện phù hợp với nội quy thư viện, pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo vệ bí mật nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Được miễn phí tại thư viện công lập đối vi các hoạt động sau đây:

a) Sử dụng tài nguyên thông tin tại thư viện, mượn theo thời hạn quy đnh trong nội quy thư viện;

b) Tra cu thông tin trên không gian mạng; tiếp nhận thông tin về tài nguyên thông tin thông qua hệ thống tra cứu hoặc hình thức tiếp nhận thông tin, tra cứu khác;

c) Được giúp đ, tư vấn về tìm kiếm, lựa chọn tài nguyên thông tin phù hợp với yêu cầu;

d) Hoạt động khác theo quy định.

3. Được sử dụng dịch vụ thư viện theo danh mục dịch vụ do thư viện cung cấp.

4. Được hướng dẫn sử dụng thư viện, hỗ trợ, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin.

5. Được tham gia các hoạt động dành cho người sử dụng thư viện do thư viện tổ chức.

6. Được lựa chọn thư viện phù hợp với nhu cầu và quy chế, nội quy thư viện.

7. Được khiếu nại, tố cáo về hành vi hạn chế quyền sử dụng thư viện.

Điều 43. Nghĩa vụ của người sử dụng thư viện

1. Chấp hành quy định của pháp luật và nội quy thư viện.

2. Thanh toán đầy đủ chi phí làm thẻ và sử dụng dịch vụ thư viện theo quy định.

3. Bảo quản tài nguyên thông tin và tài sản khác của thư viện.

4. Bồi thường thiệt hại theo quy định.

Điều 44. Quyền của người sử dụng thư viện đặc thù

1. Người dân tộc thiểu số được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin bằng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình phù hp với điều kiện của thư viện.

2. Người sử dụng thư viện là người cao tuổi hoặc ngưi khuyết tật mà không thể tới thư viện được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin tại nhà thông qua dịch vụ thư viện lưu động hoặc gửi qua bưu chính, không gian mạng khi có yêu cu phù hp với hoạt động của thư viện.

3. Người khiếm thị, người khiếm thính có quyền sử dụng tài nguyên thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này và được tạo điều kiện sử dụng tài liệu in chữ nổi Braille, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu ngôn ngữ ký hiệu hoặc tài liệu đặc bit khác.

4. Trẻ em được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin phù hp với lứa tuổi, cấp học tại thư viện cơ sở giáo dục và thư viện công cộng.

5. Trẻ em, người cao tuổi, thương binh, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được miễn các khoản chi phí làm thẻ thư viện.

6. Người đang chấp hành hình phạt tù, học tập, cải tạo tại trại giam, cơ s giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin của thư viện tại nơi giam giữ, học tập và chữa bệnh.

Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN

Điều 45. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện

1. Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí, nhân sự cho thư viện hoạt động và phát triển theo quy định của pháp luật.

2. Quản lý tổ chức và nhân sự thư viện.

3. Ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của thư viện theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp cho người làm công tác thư viện.

5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân nộp tài liệu học tập, bài giảng, tài liệu tham khảo, khóa luận, đồ án, luận văn, luận án, kết quả nghiên cứu khoa học cho thư viện thuộc cơ sở giáo dục, thư viện thuộc cơ quan, tổ chức nơi học tập, nghiên cứu, công tác.

6. Vận động cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương cung cấp miễn phí cho thư viện tài liệu, xuất bản phẩm, n phẩm do cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương xuất bản.

7. Có phương án chuyển giao tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động của thư viện công lập.

8. Kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thi các hành vi vi phạm trong hoạt động thư viện theo quy định của pháp luật.

9. Thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 23 của Luật này khi thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện.

10. Bảo đảm điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.

11. Bảo đảm thư viện trong cơ sở giáo dục có nguồn tài nguyên thông tin phát triển; gắn hoạt động thư viện với chương trình học phù hợp vi chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục; phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách thư viện và bố trí người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện.

12. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập thư viện có trách nhiệm tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam làm việc tại thư viện được tham gia các tổ chức, đoàn thể và hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 46. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý thư viện

1. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động thư viện, phát triển tài nguyên thông tin và phát triển văn hóa đọc.

2. Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho thư viện.

3. Tạo điều kiện cho người làm công tác thư viện được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo hoạt động thư viện với cơ quan, tổ chức thành lập thư viện và cơ quan nhà nước có thm quyền.

5. Tổ chức thực hiện liên thông thư viện với phương thức thích hợp.

Điều 47. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Cơ quan, tổ chức xuất bản, cơ quan báo chí thực hiện việc nộp xut bản phẩm, ấn phẩm báo chí cho thư viện theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí.

2. Người Việt Nam bảo vệ luận án tiến sĩ ở trong nước, nước ngoài; công dân nước ngoài bảo vệ luận án tiến sĩ tại Việt Nam nộp luận án cho Thư viện Quốc gia Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Người dạy trong cơ sở giáo dục phối hợp với người làm công tác thư viện hướng dẫn người học sử dụng tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện trong học tập, nghiên cứu.

4. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thư viện được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội có trách nhiệm sau đây:

a) Tham gia phát trin sự nghiệp thư viện;

b) Phối hợp vi cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật, chính sách, thành tựu về khoa học thư viện trong nước và nước ngoài;

c) Tư vấn xây dựng tiêu chun về thư viện, chất lượng dịch vụ thư viện và phát triển văn hóa đọc;

d) Tham gia xây dng và vận động hội viên thực hiện quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện.

Chương V

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯ VIỆN

Điều 48. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện của Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thư viện.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thư viện trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch phát triển thư viện;

b) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong hoạt động thư viện; ban hành quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện;

c) Ch đạo thực hiện liên thông thư viện; chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ thư viện, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực thư viện, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động thư viện;

d) Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật v thư viện;

đ) Xây dựng và hướng dẫn hoạt động phát triển văn hóa đọc;

e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thư viện theo thm quyền;

g) Hợp tác quốc tế về thư viện.

Điều 49. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện của Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Th thao và Du lịch quản lý tổ chức và hoạt động thư viện lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Th thao và Du lịch tổ chức hoạt động, xây dựng tiêu chuẩn đối vi thư viện cơ sở giáo dục; phát triển văn hóa đọc học đường; quản lý công tác đào tạo nhân lực thư viện; quản lý thư viện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan nhà nước có liên quan quản lý hệ thống thông tin, an toàn thông tin mạng trong hoạt động thư viện; chủ trì thực hiện quy đnh về lưu chiếu.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hoạt động thư viện; chỉ đạo việc phát triển, chia sẻ tài nguyên thông tin về khoa học và công nghệ, đổi mi sáng tạo trong nước và nước ngoài.

5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về thư viện.

Điều 50. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện qun lý nhà nước về thư viện tại địa phương; tổ chức xây dựng, ban hành, thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển thư viện, văn hóa đọc tại địa phương.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ, thu hút xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện tại địa phương đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin, tri thức của Nhân dân địa phương;

b) Đầu tư phát triển thư viện cấp tỉnh; xây dựng, kiện toàn và cng cố hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập, duy trì thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng tại địa phương; quy đnh việc thư viện cấp tỉnh được tiếp nhận xuất bản phẩm xuất bản tại địa phương phù hợp với quy định của pháp luật;

c) Ch đạo việc hiện đại hóa thư viện, xây dựng cơ chế phối hợp giữa thư viện với cơ quan, tổ chức để phát triển thư viện và văn hóa đọc trên địa bàn;

d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý thư viện công cộng và mạng lưới thư viện trên địa bàn.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 51. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

2. Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 52. Điều khoản chuyển tiếp

Thư viện thành lập, đăng ký hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động mà không phải thực hiện thủ tục thông báo hoạt động theo quy định của Luật này.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2019.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

Untitled [4] 

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Luật số: 48/2019/QH14

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2019

 

LUẬT

DÂN QUÂN TỰ VỆ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Dân quân tự vệ.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với Dân quân tự vệ.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức  địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

2. Dân quân tự vệ tại ch là lực lượng làm nhiệm vụ  thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức.

3. Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

4. Dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.

5. Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.

6. Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ là biện pháp bổ sung công dân trong độ tuổi chưa thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, công dân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên cho đơn vị Dân quân tự vệ.

7. Ban ch huy quân sự cơ quan, tổ chức là tổ chức được thành lập ở cơ quan, tổ chức để thực hiện công tác quốc phòng.

Ban ch huy quân sự cơ quan, tổ chc không bao gồm Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương được thành lập theo quy định của Luật Quốc phòng.

8. Công tác Dân quân tự vệ là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành về tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, đào tạo, hoạt động và bảo đảm cho Dân quân tự vệ.

Điều 3. Vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ

Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

Điều 4. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ

1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địaphương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự ch huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.

2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.

3. Xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; tổ chức, biên chế của Dân quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức.

Điều 5. Nhiệm vụ của Dân quân tự vệ

1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.

2. Phối hợp vi các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.

4. Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.

5. Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.

6. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Thành phần của Dân quân tự vệ

1. Dân quân tự vệ tại chỗ.

2. Dân quân tự vệ cơ động.

3. Dân quân thường trực.

4. Dân quân tự vệ biển.

5. Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

Điều 7. Ngày truyền thống của Dân quân tự vệ

Ngày 28 tháng 3 hằng năm là ngày truyền thống của Dân quân tự vệ.

Điều 8. Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình

1. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

2. Thi hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.

Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thi hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và ch huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tui, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quy định tại Điều này.

Điều 9. Đăng ký công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, quản lý Dân quân tự vệ

1. Việc đăng ký công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được quy định như sau:

a) Tháng 4 hằng năm, căn cứ kết quả đăng ký nghĩa vụ quân sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho công dân đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; tổ chức đăng ký bổ sung cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

b) Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ khi thay đi nơi cư trú đến đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Trưng hợp thay đổi nơi làm việc thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

c) Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần theo quy định của pháp luật được miễn đăng ký nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

2. Việc quản lý Dân quân tự vệ được quy định như sau:

a) Dân quân tự vệ khi vắng mặt trong thời gian thực hiện nhiệm vụ phải báo cáo với người ch huy trực tiếp để xem xét, quyết định;

b) Dân quân tự vệ tạm vắng trong thời gian từ 03 tháng trở lên phải báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, Ban ch huy quân sự cơ quan, tổ chức hoặc người chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;

c) Chính phủ quy định phân cấp quản lý đơn vị Dân quân tự vệ.

Điều 10. Tiêu chuẩn, tuyển chọn và thẩm quyền quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ

1. Công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào Dân quân tự vệ:

a) Lý lịch rõ ràng;

b) Chấp hành nghiêm đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

c) Đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ.

2. Việc tuyển chọn vào Dân quân tự vệ được quy định như sau:

a) Bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật;

b) Hằng năm, Ban ch huy quân sự cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nơi không cóđơn vị hành chính cấp xã do Ban ch huy quân sự cấp huyện trực tiếp tuyển chọn.

3. Quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được tuyển chọn vào đơn vị Dân quân tự vệ.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đng đầu cơ quan, tổ chức quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

5. Bộ trưng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 11. Tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình

1. Công dân được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:

a) Phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

b) Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ;

c) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;

d) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân;

đ) Có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy đnh của pháp luật;

e) Lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả ng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận;

g) Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

h) Người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ s giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.

2. Công dân được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:

 a) Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ;

b) Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên;

d) Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% tr lên;

đ) Người làm công tác cơ yếu.

3. Công dân thuộc diện tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ quy định tại các điểm c, d, đ, e, g khoản 1 và các điểm a, b, d khoản 2 Điều này nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn vào Dân quân tự vệ.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Điều 12. Thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn, đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ

1. Thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn trong trường hợp sau đây:

a) Dân quân tự vệ nữ mang thai hoặc nuôi con dưi 36 tháng tuổi, Dân quân tự vệ nam một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

b) Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ;

c) Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác nhận;

d) Có lệnh gọi nhập ngũ hoặc lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; có quyết định tuyển dụng vào công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an;

đ) Có giấy báo và vào học  cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường của cơ quan nhà nưc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; người có giấy báo và đi lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.

2. Đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:

a) Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích, đã chết;

b) Bị khi tố bị can;

c) B tước danh hiệu Dân quân tự vệ;

d) B áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;

đ) Nghiện ma túy theo xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

e) Bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn, đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ.

Điều 13. Hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ

1. Dân quân tự vệ đã phục vụ đủ thời hạn theo quy đnh tại khoản 2 Điều 8 của Luật này được công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

2. Công dân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nhưng còn trong độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều 8 ca Luật này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đăng ký, quản lý để sẵn sàng mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ.

3. Dân quân thường trực được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thi bình theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định công nhận công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ

1. Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức, huấn luyện, điều động, sử dụng Dân quân tự vệ trái pháp luật.

2. Trốn tránh, chống đối, cản trở việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

3. Giả danh Dân quân tự vệ.

4. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ được giao xâm phạm lợi ích của quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Sản xuất, vận chuyển, mua bán, thu gom, tàng trữ, sử dụng, chiếm giữ trái pháp luật vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, trang phục, sao mũ, phù hiệu, tài sản của Dân quân tự vệ.

6. Phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ.

Chương II

TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, VŨ KHÍ, TRANG BỊ CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ

Điều 15. Tổ chức Dân quân tự vệ

1. Thôn tổ chức tổ, tiểu đội hoặc trung đội dân quân tại chỗ.

2. Cấp xã tổ chức trung đội dân quân cơ động. Cấp xã ven biển, đảo tổ chức trung đội dân quân cơ động và tiểu đội hoặc trung đội dân quân biển.

Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, cấp xã tổ chức khẩu đội cối, tổ hoặc tiểu đội dân quân trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế; cấp xã trọng điểm về quốc phòng tổ chức tiểu đội hoặc trung đội dân quân thường trực.

3. Cơ quan, tổ chức tổ chức tiểu đội, trung đội, đại đội hoặc tiểu đoàn tự vệ. Cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển tổ chức tiểu đội, trung đi, hải đi hoc hải đoàn t v.

4. Trên cơ s tổ chức đơn vị Dân quân tự vệ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, cấp huyện tổ chức trung đội hoặc đại đội Dân quân tự vệ cơ động, trung đội Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, tiểu đội hoặc trung đội dân quân thường trực; cấp tỉnh tổ chức đại đội Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh; cấp tỉnh ven biển tổ chức hải đội dân quân thường trực.

5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quy mô, tổ chức, biên chế đơn vị Dân quân tự vệ; quyết định cấp xã trọng điểm về quốc phòng.

Điều 16. Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ

1. Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:

a) Khi thực hiện lệnh động viên cục bộ, tổng động viên;

b) Khi ban bố tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định kế hoạch, thẩm quyền quyết định mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ.

Điều 17. Điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp được xem xét quyết định thành lập đơn vị tự vệ khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự qun lý của Ủy ban nhân dân các cấp và sự chỉ huy của cơ quan quân sự địa phương cấp tnh, cấp huyện;

2. Theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đề án, kế hoạch tổ chức Dân quân tự vệ của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động và phù hợp với tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

3. Đã hoạt động từ đủ 24 tháng trở lên;

4. Có số lượng người lao động đủ tiêu chuẩn tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ để tổ chức ít nhất 01 tiểu đội tự vệ.

Điều 18. Hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

3. Tư lệnh quân khu, Tư lệnh quân chủng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Th đô Hà Nội, Tư lệnh binh chng, Tư lệnh binh đoàn.

4. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh.

5. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

6. Người đứng đầu doanh nghiệp quân đội có tổ chức tự vệ.

7. Ch huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.

8. Chỉ huy trưởng Ban ch huy quân sự cấp xã.

9. Tiểu đoàn trưởng, Hải đoàn trưởng, Đại đội trưởng, Hải đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Thuyền trưng, Khẩu đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ.

10. Thôn đội trưởng.

Điều 19. Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ

1. Các chức vụ chỉ huy của Ban ch huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức bao gồm:

a) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên;

b) Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó.

2. Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm:

a) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn, Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn;

b) Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội;

c) Trung đội trưởng;

d) Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng;

đ) Thôn đội trưởng kiêm chỉ huy đơn vị dân quân tại chỗ.

Điều 20. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng

1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã là cơ quan thường trực công tác quốc phòng ở cấp xã. Thành phần Ban chỉ huy quân sự cấp xã bao gồm:

a) Chỉ huy trưởng là Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã, sĩ quan dự bị; trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh được gọi vào phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã;

b) Chính trị viên do Bí thư cấp ủy cấp xã đảm nhiệm;

c) Chính trị viên phó do Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã đảm nhiệm;

d) Phó Ch huy trưởng là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

2. Ban ch huy quân sự cấp xã có trụ s hoặc nơi làm việc riêng, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật.

3. Ban chỉ huy quân sự cấp xã có chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự theo quy đnh của pháp luật;

b) Chủ trì, phối hp với ban, ngành, đoàn thể xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác quốc phòng và kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cấp xã;

c) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ban, ngành, đoàn thể ở cấp xã tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện; thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng;

d) Tổ chức huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho dân quân; chỉ huy dân quân thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quyết định của cấp có thẩm quyền;

đ) Đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật của đơn vị dân quân thuộc quyền theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền;

e) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưng về công tác quốc phòng địa phương theo quy định của pháp luật.

4. Thôn đội trưởng có nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chi bộ thôn lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở thôn; quản lý, chỉ huy trực tiếp dân quân thuộc quyền; phối hợp thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

5. Chính phủ quy định s lượng Phó Chỉ huy trưởng; tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị làm việc ca Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

Điều 21. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức

1. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức được xem xét thành lập khi cơ quan, tổ chức có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;

b) Có đơn vị tự vệ của cơ quan, tổ chức.

2. Ban ch huy quân sự cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thành phần gồm Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chính trị viên là Bí thư hoặc Phó Bí thư cấp ủy cùng cấp, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó.

3. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật.

4. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Tham mưu cho cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác quốc phòng, công tác tự vệ và kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức; phối hợp thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng;

c) Tổ chức huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tp cho tự vệ; chỉ huy tự vệ thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quyết định của cấp có thẩm quyền;

d) Đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật của các đơn vị tự vệ thuộc quyền theo quy định của pháp luật;

đ) Tham mưu cho cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về công tác quốc phòng.

5. Chính phủ quy định số lượng Phó Chỉ huy trưởng; tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị làm việc của Ban ch huy quân sự cơ quan, tổ chức.

Điều 22. Thẩm quyền thành lập, giải thể đơn vị Dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức

1. Thm quyền thành lập đơn vị Dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban ch huy quân sự cơ quan, tổ chức, trừ đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp quân đội được quy định như sau:

a) Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định thành lập đại đội Dân quân tự vệ pháo phòng không, đại đội Dân quân tự vệ pháo binh;

b) Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Quân chng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định thành lập tiểu đoàn tự vệ; hải đội Dân quân t vệ, hải đội dân quân thường trực; hải đoàn Dân quân tự vệ;

c) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành ph Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết đnh thành lập đại đội tự vệ, đại đội dân quân cơ động; trung đội Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh; trung đội Dân quân tự vệ biển; tiểu đội, trung đội dân quân thường trực;

d) Ch huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thành lập trung đội Dân quân tự vệ cơ động; tiểu đội, trung đội Dân quân tự vệ tại chỗ; khẩu đội Dân quân tự vệ pháo binh; tổ, tiểu đội dân quân trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế; tiểu đội Dân quân tự vệ biển;

đ) Ch huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã quyết định thành lập tổ dân quân tại chỗ sau khi báo cáo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ch huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thành lập;

e) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập Ban ch huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.

2. Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập thì có quyền quyết định giải thể đơn vị Dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền thành lập đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp quân đội; trình tự, thủ tục thành lập, giải thể đơn vị Dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.

Điều 23. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ

1. Thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ ch huy Dân quân tự vệ, trừ chức vụ ch huy tự vệ trong doanh nghiệp quân đội được quy định như sau:

a) Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định bổ nhiệm các chức vụ ch huy tiểu đoàn, hải đoàn Dân quân tự vệ;

b) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm chức vụ chỉ huy đại đội, hải đội Dân quân tự vệ; Tư lệnh Quân chng Hải quân quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy hải đội tự vệ thuộc quyền quản lý;

c) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định bổ nhiệm Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng và Khẩu đội trưởng Dân quân tự vệ;

d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

2. Miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được quy định như sau:

a) Miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ khi thay đổi vị trí công tác, thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ đang đảm nhiệm hoặc không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện thực hiện chức vụ hiện tại;

b) Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ đó.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ tại Điều này và thm quyền bổ nhiệm các chức vụ ch huy đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp quân đội; quy định sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ trong trường hợp cn thiết.

Điều 24. Trang phục, sao mũ, phù hiệu của Dân quân tự vệ

Các chức vụ chỉ huy Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban ch huy quân sự cơ quan, tổ chức, Dân quân tự vệ được cấp phát, sử dụng trang phục, sao mũ, phù hiệu theo quy định của Chính ph.

Điều 25. Trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho Dân quân tự vệ

1. Dân quân tự vệ được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc trang bị, đăng ký, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật của Dân quân tự vệ.

Chương III

ĐÀO TẠO CHỈ HUY TRƯỞNG BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ CẤP XÃ; TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG CÁC CHỨC VỤ CHỈ HUY; HUẤN LUYỆN DÂN QUÂN TỰ VỆ

Điều 26. Đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã

Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã phải được đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc đại học tại nhà trường quân đội.

Điều 27. Tập huấn, bồi dưỡng các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ

1. Trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được tập huấn, bồi dưỡng theo chương trình cho từng đối tượng phù hp với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tình hình của địa phương, cơ quan, tổ chức.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chương trình, nội dung, thi gian, danh mục vật chất huấn luyện, phân cấp và cơ sở tập huấn, bồi dưỡng các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ.

Điều 28. Huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho Dân quân tự vệ

1. Trong thời bình, thi gian huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật hằng năm được quy định như sau:

a) Dân quân tự vệ năm thứ nhất là 15 ngày, trừ dân quân thường trực;

b) Dân quân tự vệ từ năm thứ hai trở đi là 12 ngày đối với Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế; 07 ngày đối với Dân quân tự vệ tại chỗ;

c) Dân quân thường trực là 60 ngày.

2. Trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, Dân quân tự vệ được huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tình hình của địa phương, cơ quan, tổ chức.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chương trình, nội dung, danh mục vật chất cho huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho Dân quân tự vệ.

Chương IV

HOẠT ĐỘNG CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ

Điều 29. Hoạt động sẵn sàng chiến đấu

1. Duy trì và thực hiện chế độ hoạt động sẵn sàng chiến đấu của Dân quân tự vệ.

2. Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch về Dân quân tự vệ.

3. Làm nòng cốt xây dựng thôn, xã, phường, thị trấn chiến đấu; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, khu vực phòng thủ, nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân ở địa phương.

4. Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng và hoạt động khác.

5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 30. Hoạt động chiến đấu, phục vụ chiến đấu

1. Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ theo quyết định của cấp có thm quyền.

2. Bảo vệ việc phòng tránh, sơ tán của cơ quan, tổ chức, Nhân dân và mục tiêu được giao.

3. Đánh địch bảo vệ thôn, xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức trong khu vực phòng thủ.

4. Phục vụ chiến đấu trong khu vực phòng thủ.

5. Tham gia đấu tranh chính trị; xây dựng, củng cố thôn, xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức bám trụ chiến đấu.

Điều 31. Hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ

1. Dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng chức năng trong các hoạt động sau đây:

a) Bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng tri Việt Nam;

b) Bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;

c) Tuyên truyền, vận động Nhân dân xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện; thực hiện chính sách xã hội;

d) Phòng, chng, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và hoạt động phòng thủ dân sự khác.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 32. Thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ

1. Trong trường hợp chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh, ban bố tình trạng khn cấp về quc phòng, tình trạng khẩn cấp, lệnh thiết qn luật, giới nghiêm, khi cần thiết sử dụng Dân quân tự vệ làm nhiệm vụ thì thẩm quyền điều động được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam điều động Dân quân tự vệ trong phạm vi cả nước;

b) Tư lệnh quân khu điều động Dân quân tự vệ trong đa bàn quân khu sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có Dân quân tự vệ được điều động;

c) Tư lệnh Quân chủng Hải quân điều động Dân quân tự vệ biển sau khi thống nhất với Tư lệnh quân khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có Dân quân tự vệ biển được điều động;

d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn thành ph Hà Nội sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam;

đ) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tnh điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn cp tỉnh sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tư lệnh quân khu;

e) Ch huy trưng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn cấp huyện sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh;

g) Chỉ huy trưởng Ban ch huy quân sự cấp xã điều động dân quân thuộc quyền trong phạm vi cấp xã sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

h) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chc điều động tự vệ thuộc quyền trong phạm vi cơ quan, tổ chức sau khi được sự nhất trí của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

i) Người đứng đầu doanh nghiệp quân đội điều động tự vệ thuộc quyền trong phạm vi của doanh nghiệp.

2. Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm thì việc điều động, sử dụng Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Luật Quốc phòng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có Dân quân tự vệ được điều động phải chấp hành nghiêm quyết định điều động của cp có thẩm quyền; tiếp nhận, bố trí công việc cho tự vệ sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Chương V

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ NHIỆM VỤ CHI CHO DÂN QUÂN TỰ VỆ

Điều 33. Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ

1. Các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ quy định tại Điều 19 ca Luật này được hưởng phụ cấp chức vụ.

2. Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng, bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế; nếu chưa tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, khi ngh việc thì được trợ cấp một lần.

3. Phó Chỉ huy trưởng Ban ch huy quân sự cấp xã, các chức vụ ch huy đơn vị dân quân cơ động, dân quân thường trực được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự.

4. Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Ch huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên.

5. Thôn đội trưởng được hưởng phụ cấp hằng tháng, phụ cp kiêm nhiệm chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc Trung đội trưởng dân quân tại chỗ.

6. Chính phủ quy đnh chi tiết Điều này.

Điều 34. Chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ

1. Chế độ, chính sách đối với dân quân khi làm nhiệm vụ được quy định như sau:

a) Đối với dân quân tại chỗ, dân quân cơ động, dân quân phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế được trợ cấp ngày công lao động, bảo đảm tiền ăn; được hưởng chế độ khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật về lao động; được trợ cấp ngày công lao động tăng thêm trong trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Khi làm nhiệm vụ trên biển được hưởng phụ cấp đặc thù đi biển; khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được bố trí nơi nghỉ, bảo đảm phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi và về;

b) Đối với dân quân biển được hưng chế độ, chính sách quy định tại điểm a khoản này; khi làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển được hưởng trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn tăng thêm; trường hợp là thuyền trưởng, máy trưởng được hưởng phụ cấp trách nhiệm tính theo ngày thực tế hoạt động trên biển;

c) Đối với dân quân thường trực được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm a khoản này; được hưng trợ cấp một lần khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình; được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ; được bảo đảm nơi ăn, nghỉ.

2. Đối với tự vệ khi làm nhiệm vụ được hưng nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp, công tác phí, chế độ, chính sách theo quy đnh của pháp luật; đối với tự vệ biển khi làm nhiệm vụ đấutranh bảo vệ hải đảo, vùng biển được hưởng thêm lương, ngạch bậc và tiền ăn tính theo ngày thực tế hoạt động trên biển.

3. Cấp nào quyết định Dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ thì cấp đó có trách nhiệm bảo đảm chế đ, chính sách.

4. Chính phủ quy định định mức bảo đảm chế độ, chính sách cho từng thành phần Dân quân tự vệ quy định tại Điều này.

Điều 35. Chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương, hy sinh

1. Dân quân tự vệ khi thực hiện nhiệm vụ hoặc đang là học viên đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở thì được hưởng chế độ, chính sách sau đây:

a) Trường hợp không tham gia bảo hiểm y tế, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh;

b) Trường hợp không tham gia bảo hiểm xã hội, nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí;

c) Trường hợp bị thương thì được xét hưởng chính sách như thương binh, nếu hy sinh thì được xét công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.

2. Dân quân khi thực hiện biện pháp triệt sản, dân quân nữ khi thực hiện biện pháp đt vòng tránh thai, dân quân nam có vợ sinh con được ngh thực hiện nhiệm vụ Dân quân tự vệ; thi gian được nghỉ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Chính phủ quy định điều kiện, mức hưởng, trình tự, thủ tục và cơ quan có trách nhiệm bảo đảm kinh phí, chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 36. Nguồn kinh phí

1. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho Dân quân tự vệ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và địa phương. Việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Kinh phí bảo đm cho tự vệ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thực hiện nhiệm vụ chi quy định tại Điều 39 của Luật này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện theo chế độ kế toán tài chính áp dụng đối với các đơn vị.

3. Các nguồn thu hợp pháp khác.

4. Đi với địa phương khó khăn về ngân sách được ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện theo khả năng cân đối ngân sách trung ương.

Điều 37. Nhiệm vụ chi của Bộ Quốc phòng

1. Trợ cấp ngày công lao động, bảo đảm tiền ăn và các chi phí cho hoạt động của Dân quân tự vệ khi thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; kế hoạch của Tư lệnh quân khu, Tư lệnh quân chủng được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam phê duyệt.

2. Xây dựng và thực hiện chiến lược, đề án, dự án, kế hoạch, nghiên cứu khoa học quân sự về Dân quân tự vệ.

3. Thông tin, tuyên truyền về Dân quân tự vệ; hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống của Dân quân tự vệ do Bộ Quốc phòng, cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức.

4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện quân sự, hội thi, hội thao, diễn tập và hoạt động của Dân quân tự vệ do Bộ Quốc phòng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức, trừ Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

5. Đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở.

6. Xây dựng mô hình điểm về Dân quân tự vệ, công trình chiến đấu cho Dân quân tự vệ; xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện về quốc phòng, quân sự do Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu thực hiện.

7. Xây dựng chương trình, biên soạn, xuất bản, in, phát hành giáo trình, tài liệu, mẫu biểu đăng ký, quản lý thống kê, mẫu biểu kế hoạch, giấy phép, tài liệu thông tin khoa học quân sự về Dân quân tự vệ.

8. Sản xuất mẫu trang phục, sao mũ, phù hiệu, mô hình, học cụ, vật chất huấn luyện, băng, biển, cờ hiệu phục vụ hoạt động của Dân quân tự vệ.

9. Sn xuất, mua sắm mô hình, học cụ, vũ khí, trang bị chuyên dùng quân sự; sao mũ của Dân quân tự vệ, kỷ niệm chương; trang thiết bị phòng học chuyên dùng tại các nhà trường quân đội phục vụ đào tạo Chỉ huy trưởng Ban ch huy quân sự cấp xã.

10. Bảo đảm vũ khí quân dụng, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật.

11. Qun lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự do Bộ Quốc phòng giao cho Dân quân tự vệ đảm nhiệm.

12. Thực hiện hợp tác quốc tế về Dân quân tự vệ.

13. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về công tác Dân quân tự vệ theo thm quyền.

14. Các nhiệm vụ chi khác cho Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Nhiệm vụ chi của địa phương

1. Xây dựng và thực hiện đề án, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học quân sự về Dân quân tự vệ của địa phương.

2. Đăng ký, khám sức khỏe, tuyển chọn, quản lý, tổ chức xây dựng lực lượng, tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện quân sự, hội thi, hội thao, diễn tập, hoạt động của Dân quân tự vệ thuộc quyền; xây dng kế hoạch và thực hiện quyết đnh mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ.

3. Thông tin, tuyên truyền về Dân quân tự vệ; hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống của Dân quân tự vệ do địa phương tổ chức.

4. Bảo đảm chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 33, khoản 1 Điều 34 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ phụ cấp các chức vụ trong Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, chức vụ chỉ huy đơn vị tự vệ của cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, ngành trung ương, tổ chức kinh tế.

5. Bảo đảm chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương, hy sinh theo quy định tại Điều 35 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Mua sắm trang phục, phù hiệu cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, dân quân, tự vệ của cơ quan, tổ chức của địa phương, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 39 của Luật này.

7. Vận chuyển, sửa chữa, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, phương tiện, trang bị kỹ thuật; bảo đảm vũ khí thô sơ; công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang bị thiết yếu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị Dân quân tự vệ.

8. Xây dựng mới, sửa chữa kho tàng, công trình chiến đấu cho Dân quân tự vệ trong khu vực phòng thủ; nơi ăn, ngh của dân quân thường trực; trụ sở hoặc nơi làm việc của Ban ch huy quân sự cấp xã.

9. Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự do địa phương giao cho Dân quân tự vệ đảm nhiệm.

10. Thực hiện hợp tác quốc tế về Dân quân tự vệ theo thẩm quyền.

11. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về công tác Dân quân tự vệ theo thẩm quyền.

12. Các nhiệm vụ chi khác cho Dân quân tự vệ của địa phương theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền giao.

Điều 39. Nhiệm vụ chi của cơ quan, tổ chức

1. Đăng ký, khám sức khỏe, tuyển chọn, quản lý, tổ chức xây dựng lực lượng, tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện quân sự, hội thi, hội thao, diễn tập, hoạt động của tự vệ thuộc quyền.

2. Thông tin, tuyên truyền về Dân quân tự vệ; hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống của Dân quân tự vệ thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức.

3. Bảo đảm phụ cấp các chức vụ của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, chức vụ chỉ huy đơn vị tự vệ của cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, ngành trung ương, tổ chức kinh tế; chế độ, chính sách cho tự vệ theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mua sắm trang phục, phù hiệu cho Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức và tự vệ của cơ quan, tổ chức mình.

5. Vận chuyển, sửa chữa, bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền cấp; mua sắm, sửa chữa, bảo quản vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật thiết yếu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị tự vệ.

6. Kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưng về công tác tự vệ theo thẩm quyền.

7. Các nhiệm vụ chi khác cho tự vệ của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ

Điều 40. Trách nhiệm của Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Dân quân tự vệ.

2. Nội dung quản lý nhà nước về Dân quân tự vệ bao gồm:

a) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về Dân quân tự vệ;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, đề án, dự án, kế hoạch về Dân quân tự vệ;

c) Tổ chức xây dng lực lượng, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm cho Dân quân tự vệ;

d) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Dân quân tự vệ;

đ) Hợp tác quốc tế về Dân quân tự v;

e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưng về Dân quân tự vệ.

Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về Dân quân tự vệ và có trách nhiệm sau đây:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về Dân quân tự vệ;

2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng chiến lược, chính sách, đề án, dự án, kế hoạch, nghiên cu khoa học về Dân quân tự vệ;

3. Chủ trì, phối hp với cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo Ch huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở; tập huấn, bồi dưỡng các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ;

4. Ch đạo, hướng dẫn xây dựng lực lượng, huấn luyện quân sự, hoạt động, xây dựng kế hoạch và mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ;

5. Phối hp với Bộ, ngành trung ương chỉ đạo, hướng dn địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

6. Chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng mô hình điểm về Dân quân tự vệ, công trình chiến đấu cho Dân quân tự vệ;

7. Thực hiện hp tác quốc tế về Dân quân tự vệ;

8. Chủ trì hoặc phối hp với Bộ, ngành trung ương, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưng về Dân quân tự vệ theo thẩm quyền;

9. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Dân quân tự vệ;

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác về Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật.

Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc phối hp hoạt động giữa các đơn vị Công an nhân dân và Dân quân tự vệ trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

2. Chỉ đạo công an các địa phương phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện pháp luật về Dân quân tự vệ.

Điều 43. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan, tổ chức

1. Bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, trừ Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về Dân quân tự vệ và có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành văn bản chỉ đạo, hưng dẫn về Dân quân tự vệ liên quan đến ngành, nh vực quản lý;

b) Tổ chức xây dng, tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện quân sự, hội thi, hội thao, diễn tập và hoạt động của tự vệ;

c) Ch đạo và tổ chức thực hiện đề án, dự án, kế hoạch về Dân quân tự vệ theo nhiệm vụ được giao;

d) Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ theo thẩm quyền;

đ) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Dân quân tự vệ;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác về Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này và có trách nhiệm sau đây:

a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hp vi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan lập, trình Chính phủ dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương bảo đảm cho các nhiệm vụ thường xuyên về Dân quân tự vệ do trung ương quản lý và tổng hp chung vào dự toán ngân sách, trình cấp có thẩm quyền;

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức liên quan phân bổ, bố trí ngân sách về các nhiệm vụ đầu tư cho Dân quân tự vệ do trung ương quản lý;

c) Bộ Nội vụ chủ trì, phối hp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban ch huy quân sự cấp xã; về thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức vụ ch huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã;

d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn địa phương, cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan chỉ đạo hướng dẫn về đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ trung cấp, cao đẳng ngành quân sự cơ sở;

đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức liên quan chỉ đạo cơ sở giáo dục đại học xây dựng chương trình, hướng dẫn về đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ đại học ngành quân sự cơ sở;

e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức liên quan chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền phối hợp với Dân quân tự vệ trong bảo vệ hải đảo, vùng biển, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng; chỉ đạo, hướng dẫn việc đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản đối với tàu, thuyền trang bị cho Dân quân tự vệ biển theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp

1. Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; phê chuẩn, quyết định đề án, dự án, kế hoạch về Dân quân tự vệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Quyết định ngân sách bảo đảm cho Dân quân tự vệ của địa phương;

c) Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về Dân quân tự vệ.

2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về Dân quân tự vệ và có trách nhiệm sau đây:

a) Trình Hội đồng nhân dân ban hành; ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác Dân quân tự vệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn, quyết định đề án, dự án, kế hoạch về Dân quân tự vệ;

c) Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền tổ chức xây dựng lực lượng, tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện quân sự, hội thi, hội thao, diễn tập và hoạt động của Dân quân tự vệ;

d) Huy động tàu, thuyền, phương tiện dân sự bảo đảm cho Dân quân tự vệ tham gia bảo vệ hải đảo, vùng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện hp tác quốc tế về Dân quân tự vệ được giao;

e) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quyết định mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ của cấp có thẩm quyền;

g) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưng về Dân quân tự vệ theo thẩm quyền;

h) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Dân quân tự vệ;

i) Thực hiện các nhiệm vụ khác về Dân quân tự vệ của địa phương theo quy định của pháp luật và cấp có thm quyền giao.

Điều 45. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về Dân quân tự vệ; giám sát việc thực hiện pháp luật về Dân quân tự vệ.

Chương VII

THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 46. Thi đua, khen thưởng

1. Cơ quan quân sự địa phương các cấp, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức chủ trì, phối hp với cơ quan chức năng liên quan thực hiện công tác thi đua, khen thưng về Dân quân tự vệ.

2. Tổ chức phong trào thi đua trong Dân quân tự vệ gắn với phong trào thi đua của cơ quan, tổ chức, địa phương.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và Dân quân tự vệ có thành tích trong thực hiện công tác Dân quân tự vệ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật.

Điều 47. Xử lý vi phạm

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ nếu vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 48. Hình thức kỷ luật Dân quân tự vệ

1. Đối với chiến sĩ Dân quân tự vệ áp dụng một trong các hình thc kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.

2. Đối với các chức vụ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Giáng chức;

d) Cách chức;

đ) Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ lut đối với Dân quân tự vệ quy định tại Điều này.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 49. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến Dân quân tự vệ

1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 4 như sau:

“a) Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;”;

b) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 24 như sau:

“e) Dân quân thường trực đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ hoặc Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế đã qua huấn luyện tập trung đủ 03 tháng trở lên;”;

c) Bổ sung điểm h vào sau điểm g khoản 1 Điều 41 như sau:

“h) Dân quân thường trực.”.

2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 41 của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 19/2008/QH12 và Luật số 72/2014/QH13 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 41 như sau:

“1. Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, học viên tốt nghiệp đào tạo Ch huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm thiếu úy sĩ quan dự bị;”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 41 như sau:

“3. Căn cứ vào nhu cầu biên chế, tiêu chuẩn chức vụ của sĩ quan, kết quả học tập quân sự và thành tích phục vụ quốc phòng, sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trong các đơn vị dự bị động viên hoặc giữ chức vụ Ch huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được thăng cấp bậc quân hàm tương xứng với chức vụ đảm nhiệm. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với sĩ quan dự bị đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã;”.

Điều 50. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

2. Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2019.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

Untitled [5] 

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Luật số: 49/2019/QH14

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2019

 

LUẬT

XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy đnh về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

2. Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

3. Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chng minh quốc tịch và nhân thân.

4. Hộ chiếu có gn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của ngưi cấp.

5. Giấy thông hành là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam đ qua lại biên giới theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước có chung đường biên gii.

6. Kiểm soát xuất nhập cảnh là việc kiểm tra, giám sát, kiểm chứng người và giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của Luật này.

7. Tạm hoãn xuất cảnh là việc dừng, không được xuất cảnh có thời hạn đối vi công dân Việt Nam.

8. Cơ sở d liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam là tập hợp các thông tin của công dân Việt Nam có liên quan đến hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh được số hóa, lưu trữ, quản lý, khai thác bằng cơ sở hạ tầng thông tin.

Điều 3. Nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân Việt Nam; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

3. Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh.

4 . Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giy tờ xuất nhập cảnh.

2. Làm giả, sử dụng giy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.

3. Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.

4. Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.

5. Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

6. Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi gii, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.

7. Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.

8. Nhũng nhiễu, gây phiền hà, tự đặt thêm các loại giấy tờ, phí, lệ phí, kéo dài thời hạn khi giải quyết các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

9. Cấp giấy tờ xuất nhập cảnh không đúng thm quyền, không đúng đối tượng; không ngăn chặn theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

10. Hủy hoại, làm sai lệch, làm lộ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trái quy định của pháp luật.

11. Thu giữ, không cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, giải quyết xuất cảnh trái quy định của pháp luật.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam

1. Công dân Việt Nam có các quyền sau đây:

a) Được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của Luật này;

b) Người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử;

c) Được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của Luật này;

d) Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh ca công dân Việt Nam, trừ trường hp phải cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật;

đ) Yêu cầu cung cấp thông tin về xuất cảnh, nhập cảnh của mình; yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ s dữ liệu quc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, giấy tờ xuất nhập cảnh của mình để bảo đảm đầy đủ, chính xác;

e) Sử dụng hộ chiếu của mình để thực hiện giao dịch hoặc thủ tục khác theo quy định của pháp luật;

g) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, yêu cầu bồi thường theo quy đnh ca pháp luật.

2. Công dân Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và pháp luật của nước đến khi ra nước ngoài;

b) Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, gia hạn hộ chiếu, khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu theo quy định của Luật này;

c) Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để xuất cảnh, nhập cảnh;

d) Chấp hành yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc kiểm tra người, hành lý, giấy t xuất nhập cảnh khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;

đ) Nộp lệ phí cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật.

3. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thông qua người đại diện hợp pháp của mình thc hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

Chương II

GIẤY TỜ XUẤT NHẬP CẢNH

Điều 6. Giấy tờ xuất nhập cảnh

1. Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:

a) Hộ chiếu ngoại giao;

b) Hộ chiếu công vụ;

c) Hộ chiếu phổ thông;

d) Giấy thông hành.

2. Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.

3. Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; s định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đi với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp vi yêu cầu đối ngoại.

Điều 7. Thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh

1. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.

2. Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:

a) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;

b) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;

c) Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

3. Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

Chương III

CẤP, CHƯA CẤP GIẤY TỜ XUẤT NHẬP CẢNH

Mục 1. CẤP HỘ CHIẾU NGOẠI GIAO, HỘ CHIẾU CÔNG VỤ

Điều 8. Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao

1. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cơ quan khác do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng thành lập, Văn phòng Trung ương Đảng; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương; đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; trợ lý của Ủy viên Bộ Chính trị.

2. Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, Ủy viên Thường trực cơ quan của Quốc hội; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Tổng Kiểm toán nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; đại biểu Quốc hội; trợ lý, thư ký của Chủ tịch Quốc hội.

3. Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; đc phái viên, trợ lý, thư ký của Chủ tịch nước.

4. Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ thành lập; người đứng đầu Tổng cục hoặc tương đương; sĩ quan tại ngũ, đang công tác có cấp bậc hàm Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân trở lên; đặc phái viên, trợ lý, thư ký ca Thủ tướng Chính phủ.

5. Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.

6. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

7. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

8. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tnh.

9. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ủy viên Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

10. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư th nhất, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

11. Người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ chức vụ từ Tùy viên tr lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

12. Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.

13. Vợ hoặc chồng của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đi theo hành trình công tác.

14. Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi của người được quy định tại khoản 11 Điều này cùng đi theo hoặc thăm người này trong nhiệm kỳ công tác.

15. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu đối ngoại, lễ tân nhà nước hoặc tính chất chuyến đi công tác, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thc hiện việc cấp hộ chiếu ngoại giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xem xét cấp hộ chiếu ngoại giao theo đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Luật này cho những người không thuộc diện quy định tại Điều này.

Điều 9. Đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ

1. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

2. Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

a) Người đứng dầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chc vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chc cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;

b) Người đứng đầu, cấp phó của người đng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chc vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Ch tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

c) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh;

d) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy thuộc Tnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc y ban nhân dân cấp tnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

đ) Người giữ vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

4. Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú  nước ngoài.

5. Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi của người được quy định tại khoản 4 Điều này đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.

6. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu và tính chất của chuyến đi, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu công vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xem xét cấp hộ chiếu công vụ theo đề ngh của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Luật này cho những người không thuộc diện quy định tại Điều này.

Điều 10. Điều kiện cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ

Công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Thuộc đối tượng quy định tại Điều 8 hoặc Điều 9 của Luật này;

2. Được cơ quan, người có thẩm quyền quy đnh tại Điều 11 của Luật này cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.

Điều 11. Thẩm quyền cho phép, quyết định cử người thuộc diện cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ

1. Bộ Chính trị; Ban Bí thư; Ban, Ủy ban, cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cơ quan khác do Ban Chp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng thành lập; Văn phòng Trung ương Đảng; Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương.

2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Tổng Kiểm toán nhà nước.

3. Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đu cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập.

4. Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.

5. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

6. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

7. Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tnh.

8. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

9. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

10. Đối với nhân sự thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì thực hiện theo các quy định liên quan.

11. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị trực thuộc trong việc cử hoặc cho phép cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài và thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu.

Điều 12. Cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước

1. Người đề nghị cấp, gia hạn hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này tại Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền.

2. Giấy tờ liên quan đến đề nghị cấp, gia hạn hộ chiếu bao gồm:

a) Quyết định cử hoặc văn bản cho phép người ra nước ngoài của cơ quan, người có thẩm quyền ghi rõ đối tượng thuộc diện đề nghị cấp;

b) Văn bản đồng ý của cơ quan, người có thẩm quyền cử ngưi ra nước ngoài đối với đối tượng quy định tại khoản 13 và khoản 14 Điều 8, khoản 5 Điều 9 của Luật này và quyết định, văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao đối với đối tượng quy định tại khoản 14 Điều 8, khoản 5 Điều 9 của Luật này;

c) Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp lần gần nhất; trường hợp hộ chiếu bị mất phải có thông báo bằng văn bản ca cơ quan quản lý trực tiếp của người được cp hộ chiếu;

d) Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị sử dụng dưới 12 tháng đối với trường hợp đnghị gia hạn hộ chiếu;

đ) Bản chụp Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân khác và xuất trình bản chính để đối chiếu;

e) Bản chụp Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Giấy khai sinh, trích lục khai sinh hoặc giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi đối với trường hợp chưa đủ 18 tuổi quy định tại khoản 14 Điều 8, khoản 5 Điều 9 của Luật này và xuất trình bản chính để đối chiếu;

g) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đi với trường hợp người đại diện nộp thay; người đại diện nộp thay phải xuất trình giấy tờ tùy thân.

3. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu vi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền thực hiện cấp, gia hạn hộ chiếu, cấp công hàm hỗ trợ xin thị thực và trả kết quả; trường hợp chưa cấp, gia hạn hộ chiếu thì phải trả lời bằng văn bản, nêu lý do.

5. Người đề nghị cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan theo quy định tại khoản 4 Điều này thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Điều 13. Cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở nước ngoài

1. Cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

a) Người có hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ bị mất, hỏng, hết trang hoặc hết thời hạn sử dụng trong thi gian công tác ở nước ngoài;

b) Người đang là thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nưc ngoài có thay đổi về chức vụ;

c) Người đang ở nước ngoài được bổ nhiệm làm thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài;

d) Vợ, chồng, con chưa đủ 18 tuổi đang ở nước ngoài đi thăm, đi theo, con mới sinh ở nước ngoài của thành viên Cơ quan đại diện hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài.

2. Người đề nghị cấp, gia hạn hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy đnh tại khoản 3 Điều này tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

3. Giấy tờ liên quan đến việc cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở nước ngoài được quy định như sau:

a) Quyết định cử hoặc văn bản cho phép ngưi ra nước ngoài của cơ quan, người có thẩm quyềnghi rõ đối tượng thuộc diện đề nghị cấp đi với trường hợp quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp con mới sinh ở nước ngoài thì phải có bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh;

b) Văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền về việc bổ nhiệm chức vụ hoặc thay đổi vị trí công tác đối vi trường hợp quy đnh tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;

c) Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị sử dụng dưới 12 tháng đối với trường hợp đề nghị gia hạn hộ chiếu;

d) Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp lần gần nhất; trường hợp hộ chiếu bị mất phải có đơn báo với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

4. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đi chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp, gia hạn hộ chiếu, cấp công hàm hỗ trợ xin thị thực và trả kết quả; trường hp chưa cấp hộ chiếu, phải kéo dài thời gian để xác minh hoặc chưa gia hạn thì phải trả lời bằng văn bản, nêu lý do và thông báo bng văn bản cho Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Mục 2. CẤP HỘ CHIẾU PHỔ THÔNG

Điều 14. Đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông

Công dân Việt Nam được xem xét cấp hộ chiếu phổ thông trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này.

Điều 15. Cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước

1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

2. Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông  trong nước bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đi với người chưa đủ 14 tuổi;

b) Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mt phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;

d) Bản chụp có chng thực giấy tờ do cơ quan có thm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối vi người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tui. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

3. Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tnh nơi thuận lợi.

4. Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:

a) Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;

b) Có căn cứ xác định thân nhân  nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;

c) Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

d) Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.

5. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

6. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả.

7. Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trả kết quả cho người đề nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc k từ ngày tiếp nhận, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả kết quả cho người đề nghị. Đối vi trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc k từ ngày tiếp nhận. Trường hợp chưa cấp hộ chiếu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bng văn bn, nêu lý do.

8. Người đề nghị cấp hộ chiếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan theo quy định tại khoản 7 Điều này thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát

Điều 16. Cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài

1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung, giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này và xuất trình hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam, giấy tờ tùy thân do cơ quan có thm quyền của Việt Nam cấp thì xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ làm căn cứ đ xác định quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật v quốc tịch.

2. Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người đó cư trú. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi.

3. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu và 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần thứ hai trở đi, nếu đủ căn cứ để cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam  nước ngoài tại nơi tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu trả kết quả cho ngưi đề nghị và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Trường hợp chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu hoặc cần kéo dài thời gian để xác định căn cứ cp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho người đề nghị, nêu lý do.

5. Thời gian kéo dài để xác định căn cứ cấp hộ chiếu theo quy định tại khoản 4 Điều này được quy định như sau:

a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi văn bản theo mẫu về Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Qun lý xuất nhập cảnh Bộ Công an để xác minh theo thẩm quyền;

b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả lời bng văn bản cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;

c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả li của Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hộ chiếu và trả kết quả cho người đề nghị; trường hợp chưa cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho người đề nghị, nêu lý do.

6. Người đề nghị cấp hộ chiếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát

Mục 3. CẤP HỘ CHIẾU PHỔ THÔNG THEO THỦ TỤC RÚT GỌN

Điều 17. Đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn

1. Người ra nước ngoài có thời hạn bị mất hộ chiếu phổ thông, có nguyện vọng về nước ngay.

2. Người có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nưc sở tại nhưng không có hộ chiếu.

3. Người phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân.

4. Người được cấp hộ chiếu phổ thông vì lý do quốc phòng, an ninh.

Điều 18. Cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn

1. Cấp hộ chiếu phổ thông cho người ra nước ngoài có thi hạn bị mất hộ chiếu, có nguyện vọng về nước ngay được quy định như sau:

a) Người đ nghị cấp hộ chiếu nộp đơn báo mất hộ chiếu, tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp nếu có;

b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xem xét, quyết định cấp hộ chiếu, trả kết quả cho người đề nghị và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;

c) Trường hợp chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi văn bản theo mẫu về Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an để xác minh, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người đề nghị;

d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc cấp hộ chiếu;

đ) Trong thi hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hộ chiếu và trả kết quả cho người đề nghị; trường hợp chưa cấp thì trả lời bằng văn bản, nêu lý do;

e) Trường hợp thông qua thân nhân  trong nước điền vào tờ khai theo mẫu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an tiếp nhận, kiểm tra, trả lời cho thân nhân và thông báo bằng văn bản cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđược đề nghị; trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu nhận ảnh của người đề nghị, cấp hộ chiếu phổ thông, trả kết quả.

2. Cấp hộ chiếu phổ thông cho người có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu được quy định như sau:

a) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận quyết định trục xuất ca cơ quan có thm quyền nước s tại kèm 02 ảnh chân dung của người bị trục xuất;

b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trục xuất của nưc sở tại, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi thông tin của người bị trục xuất theo mẫu về Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an;

c) Trong thi hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xác minh, trả lời bằng văn bản cho cơ quan đại diện Việt Nam  nước ngoài;

d) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hộ chiếu phổ thông có thời hạn theo thông báo của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

3. Cấp hộ chiếu phổ thông cho người phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận tr lại công dân được quy định như sau:

a) Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an tiếp nhận, xử lý các yêu cầu của phía nước ngoài theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế đã ký về việc nhận trở lại công dân;

b) Trường hợp tiếp nhận thì cấp hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 06 tháng và trao cho phía nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế.

4. Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an cấp hộ chiếu phổ thông hoặc thông báo bằng văn bản cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hộ chiếu phổ thông theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an đối với trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh.

Mục 4. CẤP GIẤY THÔNG HÀNH

Điều 19. Đối tượng được cấp giấy thông hành

1. Công dân Việt Nam cư trú ở đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh có chung đường biên giới vi nước láng giềng.

2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng.

3. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp  trung ương, địa phương khác nhưng có trụ sở đóng tại tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 20. Cấp giấy thông hành

1. Người đề nghị cấp giấy thông hành nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này. Trưng hợp không cấp giấy thông hành, cơ quan có thẩm quyền hoặc người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trả lời và nêu rõ lý do cho người đề nghị biết.

2. Công an xã, phường, thị trấn, công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh tiếp giáp đường biên giới vi nước láng giềng cấp giấy thông hành cho các trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này.

3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy thông hành; quy định việc thu hồi, hủy giá trị sử dụng của giấy thông hành.

Mục 5. CHƯA CẤP GIẤY TỜ XUẤT NHẬP CẢNH

Điều 21. Trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh

1. Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 7 Điều 4 của Luật này.

2. Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 37 của Luật này.

3. Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 22. Thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh

1. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này, thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh được tính đến thời điểm chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật này, thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh được tính theo thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp đó.

3. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật này, thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Chương IV

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, THU HỒI, HỦY, KHÔI PHỤC GIẤY TỜ XUẤT NHẬP CẢNH

Mục 1. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG GIẤY TỜ XUẤT NHẬP CẢNH

Điều 23. Trách nhiệm của người được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh

1. Giữ gìn, bảo quản giấy t xuất nhập cảnh; báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi bị mất giấy tờ xuất nhập cảnh; làm thủ tục cấp mới khi giấy tờ xuất nhập cảnh bị hư hỏng, thay đổi thông tin về nhân thân, đặc điểm nhận dạng, xác định lại giới tính.

2. Chỉ được sử dụng một loại giấy tờ xuất nhập cảnh còn giá trị sử dụng cho mỗi lần xuất cảnh, nhập cảnh.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, phải nộp lại hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cho cơ quan, người quản lý hộ chiếu quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này, trừ trường hợp có lý do chính đáng do người đứng đầu cơ quan quyết định.

4. Khi thay đổi cơ quan làm việc, phải báo cáo cơ quan, người quản lý hộ chiếu nơi chuyển đi và chuyển đến để thực hiện việc quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo quy định của Luật này.

Điều 24. Quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ

1. Cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Luật này hoặc cơ quan, người được ủy quyền quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có trách nhiệm sau đây:

a) Quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của mình;

b) Quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của người thân quy định tại khoản 13 và khoản 14 Điều 8, khoản 5 Điều 9 của Luật này của người thuộc phạm vi quản lý của mình cùng đi theo hành trình công tác hoặc đi thăm những ngưi này trong nhiệm kỳ công tác.

2. Trình tự, thủ tục quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được quy định như sau:

a) Lập sổ theo dõi việc giao, nhận hộ chiếu và bảo đảm an toàn tuyệt đi cho hộ chiếu khi được lưu giữ tại cơ quan quản lý hộ chiếu;

b) Bàn giao hộ chiếu cho người được cấp khi có quyết định cử đi công tác nước ngoài. Việc bàn giao hộ chiếu phải có ký nhận;

c) Chuyển hộ chiếu cho cơ quan, người quản lý hộ chiếu mới khi người được cấp hộ chiếu được điều chuyển công tác;

d) Báo cáo bằng văn bản cho cơ quan, người có thẩm quyền về việc người được cp hộ chiếu cố tình không giao hộ chiếu cho cơ quan, người quản lý hộ chiếu, sử dụng hộ chiếu không đúng quy định;

đ) Thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan cp hộ chiếu thuộc Bộ Ngoại giao và Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an về việc hộ chiếu do cơ quan mình quản lý bị mất, bị hng;

e) Chuyển cho cơ quan cấp hộ chiếu thuộc Bộ Ngoại giao để hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người không còn thuộc đối tượng được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ;

g) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý vi phạm đối vi việc sử dụng và quản lý hộ chiếu không đúng mục đích.

Điều 25. Sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ

1. Người được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trong trường hợp đi nước ngoài theo quyết định cử hoặc văn bản đồng ý của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Luật này, trừ trường hợp đi học tập ở nước ngoài với thời hạn trên 06 tháng.

2. Việc sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đi công tác nưc ngoài phù hp với quyết định cử đi công tác và tính chất công việc thực hiện ở nước ngoài.

Điều 26. Sử dụng hộ chiếu phổ thông, giấy thông hành

1. Công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu phổ thông được sử dụng hộ chiếu phổ thông để xuất cảnh, nhập cảnh, trừ trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.

2. Công dân Việt Nam được cấp giấy thông hành được sử dụng giấy thông hành để qua lại biên giới và hoạt động tại nước láng giềng theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước có chung đường biên giới, trừ trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.

Mục 2. THU HỒI, HỦY, KHÔI PHỤC GIÁ TRỊ SỬ DỤNG HỘ CHIẾU

Điều 27. Các trường hợp thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu

1. Hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn bị mất

2. Thu hồi, hủy giá tr sử dụng hộ chiếu của người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

3. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn thi hạn đối với trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng.

4. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đã cấp cho người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.

Điều 28. Hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn bị mất

1. Việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được quy định như sau:

a) Cơ quan quản lý trực tiếp của người được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ gửi thông báo bằng văn bản việc mất hộ chiếu trong thời gian sớm nhất cho Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp hộ chiếu hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi;

b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo mất hộ chiếu, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp hộ chiếu hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hủy giá trị sử dụng hộ chiếu và thông báo theo mẫu cho cơ quan gửi thông báo và Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

2. Việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:

a) Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện hộ chiếu phổ thông bị mất, người bị mất hộ chiếu trực tiếp nộp hoặc gửi đơn báo mất theo mẫu cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nơi thuận lợi, cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi. Trường hợp vì lý do bất khả kháng, thi hạn nộp hoặc gửi đơn báo mất có thể dài hơn nhưng trong đơn phải giải thích cụ thể về lý do bất khả kháng;

b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn báo mất hộ chiếu phổ thông, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thông báo theo mẫu cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cnh Bộ Công an và người gửi đơn. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan Quản lý xuất nhập cnh Bộ Công an thực hiện hủy giá trị sử dụng hộ chiếu.

Điều 29. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đối với người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam

1. Trong thi hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định cho thôi quốc tịch, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi văn bản thông báo đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an nếu người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhp quốc tịch Việt Nam đang cư trú ở trong nước hoặc gửi văn bản thông báo đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nếu người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đang cư trú  nước ngoài.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản thông báo, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an kiểm tra, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản thông báo, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kiểm tra, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn, thông báo kết quả cho Cơ quan Quản  xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Điều 30. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đối với trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng

1. Trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ bao gồm:

a) Người đã được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ bị chết hoặc bị mất tích;

b) Người được cấp hộ chiếu ngoại giao do thay đổi chức vụ, chức danh hoặc quan hệ gia đình mà không còn thuộc đối tượng quy định tại Điều 8 của Luật này;

c) Người đã được cấp hộ chiếu công vụ do thay đổi vị trí việc làm hoặc quan hệ gia đình mà không còn thuộc đối tượng quy định tại Điều 9 ca Luật này.

2. Khi có trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, cơ quan, người quản lý hộ chiếu gửi văn bản đề nghị thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo mẫu cho Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp hộ chiếu.

3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp hộ chiếu thực hiện việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu, thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Điều 31. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người thuộc trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm

1. Khi có căn cứ xác định người thuộc trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này, cơ quan cấp hộ chiếu kiểm tra, yêu cầu người đã được cấp hộ chiếu nộp lại hộ chiếu còn thời hạn để hủy giá trị sử dụng.

2. Trường hợp không thu hồi được hộ chiếu còn thời hạn thì cơ quan cấp hộ chiếu thực hiện việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu.

Điều 32. Khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông

1. Hộ chiếu phổ thông đã bị hủy giá trị sử dụng do bị mất ở trong nước, sau khi tìm lại được còn nguyên vẹn và có thị thực do nước ngoài cp còn thời hạn thì được xem xét khôi phục.

2. Người đề nghị khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu điền đầy đủ thông tin vào tờ khai theo mẫu kèm theo hộ chiếu và nộp tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.

3. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, đi chiếu thông tin trong tờ khai với thông tin trong hộ chiếu và cấp giấy hẹn trả kết quả.

4. Việc khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông được thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả hộ chiếu đã được khôi phục giá trị sử dụng cho người đề nghị; trường hợp không đng ý khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu thì phải trả lời bằng văn bản, nêu lý do.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trả hộ chiếu đã được khôi phục giá trị sử dụng cho người đề nghị; trưng hợp không đồng ý khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu thì phải trả lời bằng văn bản, nêu lý do.

Chương V

XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, TẠM HOÃN XUẤT CẢNH

Điều 33. Điều kiện xuất cảnh

1. Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;

b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;

c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.

Điều 34. Điều kiện nhập cảnh

Công dân Việt Nam được nhập cảnh khi có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng.

Điều 35. Kiểm soát xuất nhập cảnh

1. Công dân Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh xuất trình cho người làm nhiệm vụ kiểm soát xuất nhập cảnh hoặc cổng kiểm soát tự động các giấy tờ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 33, Điều 34 của Luật này, trừ trường hợp đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh để ra, vào lãnh thổ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật này, người đại diện hp pháp phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc đại diện hợp pháp.

2. Người làm nhiệm vụ kiểm soát xuất nhập cảnh có trách nhiệm kiểm tra điều kiện xuất cảnh, điều kiện nhập cảnh theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 của Luật này, đối chiếu với thông tin trong Cơ s dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và giải quyết như sau:

a) Trường hợp đủ điều kiện thì giải quyết cho xuất cảnh, nhập cảnh;

b) Trường hợp không đủ điều kiện xuất cảnh thì lập biên bản không giải quyết cho xuất cảnh;

c) Trường hợp không đủ điều kiện nhập cảnh thì xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý viphạm hành chính, sau đó giải quyết cho nhập cảnh;

d) Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật này thì thực hiện kiểm tra theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động; quy định việc kiểm soát xuất nhp cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh để ra, vào lãnh th Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Điều 36. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh

1. Bị can, bị cáo; người bị t giác, người bị kiến nghị khởi t mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định ngưi đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối vi Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

5. Ngưi nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cn ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.

9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Điều 37. Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh

1. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

2. Cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, tạm đình ch chấp hành án phạt tù, tha tù trước thi hạn có điều kiện, thi hành án treo, thi hành án phạt cải tạo không giam giữ có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này.

3. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

4. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

5. Người đứng đầu cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế có thm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 36 của Luật này.

6. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 36 của Luật này trên cơ sở đề nghị của người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thm quyền quản lý.

7. Người đứng đầu cơ quan thanh tra, kiểm tra trung ương có thẩm quyền quyết đnh tạm hoãn xuất cảnh đi với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này.

8. Bộ trưởng Bộ Y tế có thm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này.

9. Bộ trưởng Bộ Quc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này.

10. Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này chỉ được ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và đối với trường hp liên quan đến vụ án, vụ việc đang thuộc thẩm quyền giải quyết.

11. Người có thm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền ra quyết định gia hạn, hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

12. Trong trường hợp đc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất với người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh về việc cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được xuất cảnh.

Điều 38. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh

1. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như sau:

a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

b) Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định ca Luật này;

c) Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm;

d) Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này, thi hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng;

đ) Trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

2. Trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh, nếu không được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh và không bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì đương nhiên được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.

Điều 39. Trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh

1. Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này.

2. Trong thời gian tạm hoãn xuất cảnh, khi có đủ căn cứ để hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh, người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này gửi văn bản hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người đã bị tạm hoãn xuất cảnh biết.

3. Trước khi hết thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, nếu cần gia hạn thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thi thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh biết.

4. Người có thm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này có trách nhiệm thường xuyên tổ chức rà soát các trường hợp đã bị tạm hoãn xut cảnh thuộc thẩm quyền để quyết định gia hạn hoặc hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh sau khi tiếp nhận quyết định của người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này.

Chương VI

CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM

Điều 40. Yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam

1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được xây dựng và quản lý tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, được kết nối đồng bộ đến các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan quản lý cửa khẩu, cơ quan cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, đơn vị kiểm soát xuất nhập cnh của công dân Việt Nam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao.

2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh ca công dân Việt Nam được xây dựng bảo đảm kết nối với các cơ sở dữ liệu về dân cư, căn cước công dân, tội phạm, quốc tịch và các cơ sở dữ liệu khác, đáp ứng tiêu chuẩn về cấu trúc cơ sở dữ liệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, bảo đảm duy trì liên tục, ổn định, thông suốt, an toàn, bảo mật.

3. Tuân thủ các quy đnh, chế độ về công tác hồ sơ và giao dịch điện tử, công nghệ thông tin.

4. Thu thập, cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; bảo đảm hoạt động ổn định, an toàn và bảo mật.

Điều 41. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam

1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật bao gồm:

a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; họ, chữ đệm và tên hiện dùng;

b) Ngày, tháng, năm sinh;

c) Giới tính;

d) Ảnh chân dung;

đ) Vân tay;

e) S, ngày, tháng, năm và nơi cấp giấy tờ xuất nhập cảnh;

g) Số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân;

h) Quá trình xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam;

i) Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh;

k) Thu hồi, hủy, khôi phục giá trị sử dụng của giấy tờ xuất nhập cảnh;

l) Các thông tin khác có liên quan.

2. Việc thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật này.

Điều 42. Thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam

1. Thông tin về công dân Việt Nam được thu thập, cập nhật vào Cơ s dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh ca công dân Việt Nam từ các nguồn sau đây:

a) Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;

b) Thu thập thông tin về nhân thân; ảnh chân dung; vân tay của công dân trong quá trình làm thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu và kiểm soát xuất nhập cảnh;

c) Công dân yêu cầu cập nhật, chnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, giấy tờ xuất nhập cảnh của mình;

d) Thông tin do các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp có liên quan đến hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

2. Việc thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ s dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam tuân thủ các quy định sau đây:

a) Thông tin ch được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam khi thông tin đó được kiểm tra là chính xác;

b) Trường hợp thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thì cơ quan có trách nhiệm cập nhật phải kiểm tra tính pháp lý của thông tin trước khi cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và chịu trách nhiệm về thông tin được cập nhật.

3. Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được quy định như sau:

a) Cơ quan cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh có trách nhiệm thu thập, xử lý ngay thông tin liên quan đến việc cấp hộ chiếu, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chịu trách nhiệm về thông tin đã được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;

b) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có liên quan có trách nhiệm bảo đảm kết nối liên tục, thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;

c) Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an có trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin thuộc phạm vi quản lý; bảo vệ, bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.

4. Công dân, cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin để cơ quan cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Điều 43. Quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam

1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam là cơ sở dữ liệu dùng chung cho công tác cấp, quản lý giấy tờ xuất nhập cảnh, kiểm soát về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam do Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý.

2. Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được thực hiện như sau:

a) Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an chịu trách nhiệm thống nhất phạm vi khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;

b) Cơ quan cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, cơ quan quản lý cửa khẩu, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chương VII

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM

Điều 44. Trách nhiệm quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; quy định dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam.

2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trưc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Chủ trì, phối hp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành liên quan soạn thảo, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xuất cnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; hưng dẫn việc thực hiện tạm hoãn, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao quy định về quy trình thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử; hướng dẫn cụ thể quy trình cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông.

3. Ban hành các mẫu giấy tờ xuất nhập cảnh và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của Luật này sau khi trao đổi với các Bộ, ngành liên quan; in n, quản lý và cung ứng giấy tờ xuất nhập cảnh để cấp cho công dân.

4. Tổ chức thực hiện cấp hộ chiếu phổ thông, giấy thông hành, kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Công an quản lý.

5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, quản lý, thu thập, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin tiếp nhận, lưu trữ, khai thác chứng thư số phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gn chíp điện tử, được kết nối với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế để xác thực, kiểm soát hộ chiếu có gắn chíp điện tử.

6. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

7. Trang bị phương tiện, đào tạo, huấn luyện người làm công tác quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

8. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu theo quy định của Luật này.

9. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao ký kết thỏa thuận quốc tế trong việc tiếp nhận công dân Việt Nam không được phía nước ngoài cho cư trú theo phân công của Chính phủ; phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc ký kết điều ước quốc tế liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

11. Cung cấp cho Bộ Quốc phòng thông tin, tài liệu về các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về xuất cnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam đ phục vụ công tác kiểm soát xuất nhập cảnh.

12. Thống kê nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

1. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn cụ thể quy trình cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ do Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền thực hiện; phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn cụ thể quy trình cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông tại cơ quan đại diện Việt Nam  nước ngoài.

3. Tổ chức thực hiện cấp, gia hạn, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cho công dân Việt Nam ở trong nước.

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an giới thiệu các mẫu giấy tờ xuất nhập cảnh cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

5. Phối hp với Bộ Công an xây dựng, thu thập, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; cung cấp cho Bộ Công an thông tin định danh của người có thẩm quyền cấp giấy tờ xuất nhập cảnh thuộc Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

7. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc ký kết điều ước quốc tế liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và tiếp nhận công dân Việt Nam không được phía nước ngoài cho cư trú.

Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao trong việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn cụ thể quy trình kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý.

3. Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý.

4. Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam tại ca khẩu thuộc phạm vi quản lý.

5. Phối hợp với Bộ Công an xây dựng, thu thập, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; cung cấp cho Bộ Công an thông tin, tài liệu về cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

6. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an trong việc ký kết điều ước quốc tế liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Điều 48. Trách nhiệm của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

1. Thực hiện việc cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của Luật này.

2. Phối hợp với Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trong việc thu thập, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xut cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; thông báo bng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an và Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao thông tin định danh của người có thẩm quyền cấp giấy t xuất nhập cảnh, trường hợp chưa kết nối với Cơ s dữ liệu quốc gia xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì thông báo bổ sung danhsách những ngưi được cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh.

Điều 49. Trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ

1. Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ công tác cp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử.

2. Hưng dẫn các Bộ, cơ quan có liên quan sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử.

3. Phối hợp với Bộ Công an xây dựng hệ thống thông tin tiếp nhận, lưu trữ, khai thác chứng thư số phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử, được kết ni với T chức Hàng không dân dụng quốc tế để xác thực, kiểm soát hộ chiếu có gắn chíp điện tử.

Điều 50. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phi hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2. Bộ, ngành ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế quản lý cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu thuộc thm quyền trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh.

3. Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu tổ chức thực hiện pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và quy chế quy định tại khoản 2 Điều này.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 51. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Điều 52. Quy định chuyển tiếp

Giấy tờ xuất nhập cảnh đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong giấy tờ xuất nhập cảnh.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2019.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

Untitled [6] 

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Luật số: 54/2019/QH14

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2019

 

LUẬT

CHỨNG KHOÁN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực chng khoán; tổ chức thị trường chứng khoán; quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

2. Cơ quan quản lý nhà nưc về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

3. Cơ quan, t chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 3. Áp dụng Luật Chứng khoán, các luật có liên quan

Các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực chng khoán, tổ chức thị trường chng khoán, quản lý nhà nưc về chứng khoán và thị trường chứng khoán phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;

c) Chứng khoán phái sinh;

d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

3. Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

4. Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.

5. Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.

6. Chứng quyền có bảo đảm là loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người s hữu được quyền mua (chng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm đó theo mức giá đã được xác định trước, tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

7. Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền được mua cổ phần mi theo điều kiện đã được xác định.

8. Chứng chỉ lưu  là loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở chứng khoán của tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

9. Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

10. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh (sau đây gọi là tài sản cơ sở) là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phủ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh.

11. Hợp đồng quyền chọn là loại chứng khoán phái sinh, xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:

a) Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai;

b) Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

12. Hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh niêm yết, xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:

a) Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai;

b) Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở vào ngày đã xác định trong tương lai.

13. Hợp đồng kỳ hạn là loại chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết giữa các bên về việc mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai.

14. Hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán, công bố thông tin, quản trị công ty đại chúng và các hoạt động khác được quy định tại Luật này.

15. Đầu tư chứng khoán là việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

16. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.

17. Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư được Đại hội đồng cổ đông la chọn theo các tiêu chí về năng lực tài chính, trình độ công nghệ và có cam kết hợp tác với công ty trong thời gian ít nhất 03 năm.

18. C đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành.

19. Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:

a) Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;

b) Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

c) Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.

20. Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc chào bán chứng khoán không thuộc trường hợp quyđịnh tại điểm a khoản 19 Điều này và theo một trong các phương thức sau đây:

a) Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

b) Ch chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

21. T chức phát hành là tổ chức thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán.

22. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập thuộc danh sách các tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận kiểm toán theo quy định của Luật này và pháp luật về kiểm toán độc lập.

23. Bản cáo bạch là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành.

24. Niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.

25. Đăng ký giao dịch là việc đưa chứng khoán vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết.

26. Hệ thống giao dịch chứng khoán bao gồm hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết và hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi là Sở giao dịch chng khoán Việt Nam và công ty con) tổ chức, vận hành.

27. Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán.

28. Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và cung cấp dịch vụ về chứng khoán theo quy định tại Điều 86 của Luật này.

29. Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.

30. Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình.

31. Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phi hết hoặc c gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của t chức phát hành.

32. Tư vn đầu tư chứng khoán là việc cung cấp cho khách hàng kết quả phân tích, báo cáo phân tích và đưa ra khuyến nghị liên quan đến việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán.

33. Đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận thông tin về tổ chức phát hành, chứng khoán của tổ chức phát nh và người sở hữu chứng khoán.

34. Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo qun, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến chứng khoán lưu ký.

35. Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý theo ủy thác của từng nhà đầu tư trong việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán và các tài sản khác của nhà đầu tư.

36. Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý trong việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán và các tài sn khác của quỹ đầu tư chứng khoán.

37. Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích thu lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc vào các tài sản khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hằng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.

38. Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chng chỉ quỹ ra công chúng.

39. Quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.

40. Quỹ đóng  quỹ đại chúng mà chng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.

41. Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham gia góp vốn từ 02 đến 99 thành viên và ch bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

42. Quỹ hoán đổi danh mục là quỹ mở nh thành từ việc tiếp nhận, hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy chứng chỉ quỹ. Chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục được niêm yết và giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.

43. Quỹ đầu tư bt động sản là quỹ đầu tư chứng khoán được đầu tư chủ yếu vào bất động sản và chứng khoán của tổ chức phát hành là tổ chức kinh doanh bất động sản có doanh thu từ việc sở hữu và kinh doanh bất động sản tối thiểu là 65% tổng doanh thu tính trên báo cáo tài chính m gần nhất.

44. Thông tin nội bộ là thông tin liên quan đến công ty đi chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng chưa được công bố mà nếu được công b có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của tổ chức này.

45. Người nội bộ là người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy quản trị, điều hành của doanh nghiệp, quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, bao gồm:

a) Người nội bộ của doanh nghiệp là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Giám đốc tài chính, Kế toán trưng và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm; Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát (Kiểm soát viên), thành viên Ban kiểm toán nội bộ; thư ký công ty, người phụ trách quản trị công ty, người được ủy quyền công bố thông tin;

b) Người nội bộ của quỹ đại chúng hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng là thành viên Ban đại diện quỹ đại chúng, thành viên Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, người điều hành quỹ đại chúng, người điều hành công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, ngưi nội bộ của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

46. Người có liên quan là cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ với nhau trong các trường hợp sau đây:

a) Doanh nghiệp và người nội bộ của doanh nghiệp đó; quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng và người nội bộ của quỹ đại chúng hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng đó;

b) Doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân s hữu trên 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc vốn góp của doanh nghiệp đó;

c) Tổ chức, cá nhân mà trong mối quan hệ với tổ chc, cá nhân khác trực tiếp, gián tiếp kiểm soát hoặc bị kiểm soát bởi tổ chức, cá nhân đó hoặc cùng với tổ chức, cá nhân đó chịu chung một sự kiểm soát;

d) Cá nhân và bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của cá nhân đó;

đ) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đó quản lý;

e) Quan hệ hp đồng trong đó một t chức, cá nhân là đại diện cho tổ chức, cá nhân kia;

g) Tổ chức, cá nhân khác là người có liên quan theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

47. Người hành nghề chứng khoán là người được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và làm việc tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam), công ty đầu tư chứng khoán.

48. T chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch là tổ chức có chứng khoán phát hành được niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.

Điều 5. Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán

1. Tôn trng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.

2. Công bng, công khai, minh bạch.

3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

4. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.

Điều 6. Chính sách phát triển thị trường chứng khoán

1. Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển.

2. Nhà nước có chính sách quản lý, giám sát bảo đảm th trường chứng khoán hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả.

3. Nhà nưc có chính sách đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin cho hoạt động của thị trường chứng khoán, phát triển nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 7. Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán

1. Biện pháp bo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán bao gồm:

a) Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán;

b) Ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán;

c) Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;

d) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch của S giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;

đ) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

e) Cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đu tư chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

g) Phong tỏa tài khoản chứng khoán, yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 8. Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển thị trường chứng khoán;

b) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

c) Chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển thị trường chứng khoán và các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán tại địa phương.

Điều 9. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chng khoán, tổ chức thực thi pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo phân cp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hoặc để trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chiến ợc, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển thị trường chứng khoán;

b) Tổ chức, phát triển thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật;

c) Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chnh, thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề chứng khoán và giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

d) Quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; chấp thuận các quy định, quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sửa đổi quy định, quy chế liên quan đến hoạt động nghiệp vụ; đình ch, hủy bỏ quyết định liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, chỉ đạo Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động nghiệp vụ trong trường hp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;

đ) Chấp thuận việc đưa vào giao dịch các loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mi, chấp thuận hệ thống giao dịch chứng khoán và đưa vào vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán mới;

e) Quản lý, giám sát hoạt động liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán của các tổ chức, cá nhân;

g) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong nh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;

h) Báo cáo Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán. Trường hợp có biến động lớn ảnh hưởng đến an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm kịp thời báo cáo Bộ Tài chính, đồng thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình thị trường và các giải pháp để ổn định thị trường và bảo đảm an ninh, an toàn tài chính;

i) Thực hiện theo thm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán;

k) Thực hiện thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;

l) T chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành chứng khoán và người hành nghề chứng khoán; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng;

m) Ban hành văn bản hưng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản khác thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

n) Giám sát tổ chức xã hội - nghề nghiệp về chng khoán trong việc thực hiện mục đích, tôn chỉ, Điều lệ hoạt động;

o) Thực hiện chế độ báo cáo về chứng khoán và thị trường chng khoán theo quy định của pháp luật;

p) Thực hiện hợp tác quốc tế và làm đầu mối thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

q) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcdo Thủ tướng Chính ph quy định.

3. Cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm trung thực, bảo mật thông tin, tuân thủ quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 10. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về chứng khoán

1. T chức xã hội - nghề nghiệp về chứng khoán được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về hội, có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và chịu sự giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về chứng khoán ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận; phối hợp với cơ quan quản lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đến các hội viên.

Điều 11. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp

1. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán bao gm:

a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức tài chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức tài chính nhà nước được mua chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan;

b) Công ty có vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;

c) Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán;

d) Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán tại thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

đ) Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng tính đến thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chng khoán chuyên nghiệp theo hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán

1. Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.

2. Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.

3. Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.

4. Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.

5. Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy đnh của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

6. Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.

7. Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của Luật này.

Chương II

CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN

Mục 1. CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG

Điều 13. Mệnh giá chứng khoán

1. Mệnh giá chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng Đồng Việt Nam.

2. Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.

3. Trường hợp giá chứng khoán của tổ chức phát hành trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, tổ chức phát hành được chào bán chứng khoán với giá thấp hơn mệnh giá.

Điều 14. Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng, chào bán thêm cổ phiếu hoặc quyền mua cổ phần ra công chúng và các hình thức khác.

2. Chính phủ quy định chi tiết hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng.

Điều 15. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần bao gồm:

a) Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

d) Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;

đ) Cổ đông ln trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chc phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;

e) Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

g) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

h) Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;

i) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

2. Điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng bao gồm:

a) Đáp ứng quy định tại các điểm a, c, e, g, h và i khoản 1 Điều này;

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

c) Giá trị cổ phiếu phát hành thêm theo mệnh giá không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành tính theo mệnh giá, trừ trường hợp có bảo lãnh phát hành với cam kết nhận mua toàn bộ cổ phiếu của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số cổ phiếu còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, phát hành tăng vốn từ nguồn vốn ch sở hữu, phát hành để hoán đi, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;

d) Đối với đợt chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành, cổ phiếu được bán cho các nhà đầu tư phải đạt tối thiểu là 70% số cổ phiếu dự kiến chào bán. Tổ chức phát hành phải có phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án.

3. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:

a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên s kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thi không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm;

c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;

d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;

đ) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

e) Đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này;

g) Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định ca Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng;

h) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;

i) Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.

4. Điều kiện chào bán trái phiếu chuyển đổi ra công chúng áp dụng theo quy định tại khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều này.

5. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng bao gồm:

a) Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu là 50 tỷ đồng;

b) Có phương án phát hành và phương án đầu tư vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luật này;

c) Phải được giám sát bi ngân hàng giám sát theo quy định của Luật này;

d) Chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng phải được niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đt chào bán, trừ trường hợp chào bán chứng chỉ quỹ mở.

6. Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng để chuyển doanh nghiệp nhà nưc, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần; chào bán cổ phiếu với giá thấp hơn mệnh giá; chào bán chứng khoán ra công chúng của cổ đông công ty đại chúng; chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đc biệt; chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp chào bán, phát hành khác.

Điều 16. Đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Tổ chức phát hành, cổ đông công ty đại chúng trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Các trường hợp sau đây không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng:

a) Chào bán công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành, trái phiếu chính quyền địa phương;

b) Chào bán trái phiếu của tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp thuận;

c) Chào bán cổ phiếu ra công chúng để chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần;

d) Việc bán chứng khoán theo bản án, quyết đnh của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc việc bán chứng khoán của người quản lý hoặc người được nhận tài sản trong trường hợp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.

Điều 17. Điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng

1. Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chng khoán ra công chúng là công ty chứng khoán, tchức đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán theo quy định của Luật này;

b) Đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định ca pháp luật;

c) Không phải là người có liên quan với tổ chức phát hành.

2. Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng thực hiện bảo lãnh theo phương thức nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành chỉ được phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán không được lớn hơn vốn chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.

Điều 18. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần bao gồm:

a) Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng;

b) Bản cáo bạch;

c) Điều lệ của tổ chức phát hành;

d) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và văn bản cam kết niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán;

đ) Văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều 15 của Luật này;

e) Văn bản cam kết của các cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành về việc cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;

g) Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán;

h) Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán;

i) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

2. Hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng bao gồm:

a) Giấy đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng;

b) Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều này và văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 của Luật này;

c) Quyết đnh của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, phương án bù đắp phần thiếu hụt vn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật này;

d) Báo cáo sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán gần nhất được kiểm toán trong 02 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ, trừ trường hợp báo cáo tài chính được kiểm toán đã có thuyết minh chi tiết việc sử dụng vn thu được từ đợt chào bán gần nhất.

3. Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:

a) Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng;

b) Tài liệu quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này và văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 của Luật này;

c) Quyết đnh của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng và văn bản cam kết niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán;

d) Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;

đ) Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 15 của Luật này;

e) Hp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán;

g) Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;

h) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

4. Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi ra công chúng bao gồm:

a) Giấy đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi ra công chúng;

b) Tài liệu quy định tại các điểm b, c, g và h khoản 1, điểm d khoản 2 Điu này và văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 của Luật này;

c) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và văn bản cam kết niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán;

d) Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và li ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;

đ) Các tài liệu khác liên quan đến việc chuyển đổi thành cổ phiếu;

e) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

5. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng bao gồm:

a) Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng;

b) Bản cáo bạch;

c) Dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư chng khoán;

d) Hợp đồng nguyên tắc về việc giám sát giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; hợp đồng nguyên tắc về việc phân phối; hợp đồng nguyên tắc ký với các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan (nếu có);

đ) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

6. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng phải kèm theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua hồ sơ. Đối với việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thay đổi vốn điều lệ. Đối vi việc chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức kinh doanh bảo hiểm làm thay đổi vốn điu lệ, hồ sơ phải có văn bản chp thuận của Bộ Tài chính về thay đổi vốn điều lệ.

7. Trường hợp một phần hoặc toàn bộ hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng được tổ chức, cá nhân có liên quan xác nhận thì tổ chức phát hành phải gi văn bản xác nhận của tổ chức, cá nhân đó đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

8. Các thông tin trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải chính xác, trung thực, không gây hiểu nhầm và có đầy đủ những nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định của nhà đầu tư.

9. Tổ chức phát hành khi nộp hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì đồng thời phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này, trừ trường hợp chào bán chứng chỉ quỹ m.

Điều 19. Bản cáo bạch

1. Đối với việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, Bản cáo bạch bao gồm các nội dung sau đây:

a) Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Tổng giám đc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và cơ cấu cổ đông (nếu có);

b) Thông tin về đợt chào n và chứng khoán chào bán bao gồm: điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;

c) Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất theo quy định tại Điều 20 của Luật này;

d) Thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.

2. Đi với việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, Bản cáo bạch bao gồm các nội dung sau đây:

a) Loại hình và quy mô quỹ đầu tư chng khoán;

b) Mục tiêu đầu tư, chiến lược đầu tư, phương pháp và quy trình đầu tư, hạn chế đầu tư, các yếu tố rủi ro của quỹ đầu tư chứng khoán;

c) Tóm tắt các nội dung cơ bản của dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;

d) Phương án phát hành chứng chỉ quỹ và các thông tin hưng dẫn tham gia đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán;

đ) Thông tin tóm tắt về công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát và quy định về giao dịch với người có liên quan của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát;

e) Thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.

3. Chữ ký trong Bản cáo bạch thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của những người sau đây: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Tổng giám đốc (Giám đốc); Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành; người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chính (nếu có). Trường hợp ký thay phải có văn bản ủy quyền;

b) Đối với việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của những người sau đây: Chủ tch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty qun lý quỹ đầu tư chứng khoán; người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có). Trường hợp ký thay phải có văn bản ủy quyền.

4. Bộ trưng Bộ Tài chính ban hành mẫu Bản cáo bạch.

Điều 20. Báo cáo tài chính

1. Báo cáo tài chính được lập theo quy định của pháp luật về kế toán.

2. Trường hợp tổ chức phát hành là công ty mẹ thì tổ chức phát hành phải nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật về kế toán.

3. Báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán. Ý kiến kiểm toán đối với các báo cáo tài chính là ý kiến chấp nhận toàn phần; trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ thì khoản ngoại trừ không ảnh hưởng đến điều kiện chào bán; tổ chức phát hành phải có tài liệu giải thích hợp lý và có xác nhận của tổ chức kiểm toán về ảnh hưởng của việc ngoại trừ.

4. Trường hợp hồ sơ được nộp trong thời gian 60 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, báo cáo tài chính năm của năm trước đó trong hồ sơ ban đầu có thể là báo cáo tài chính chưa cókiểm toán, nhưng phải có báo cáo tài chính được kiểm toán của 02 năm trước liền kề.

5. Trường hợp ngày kết thúc kỳ kế toán của báo cáo tài chính gần nhất cách thời điểm gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đầy đ và hp lệ đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quá 90 ngày, tổ chức phát hành phải lập báo cáo tài chính bổ sung đến tháng hoặc quý gần nhất.

Điều 21. Tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận

1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, chấp thuận và công khai danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận để thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.

2. Đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán bao gồm công ty đại chúng, t chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, t chc chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán.

3. T chc kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải tuân thủ quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và có các nghĩa vụ sau đây:

a) Báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, lĩnh vực hành nghề, danh sách kiểm toán viên hành nghề hoặc thay đi dẫn đến việc không còn đủ điều kiện được chấp thuận kiểm toán;

b) Giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

c) Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, trường hp phát hiện đơn vị được kiểm toán có những sai phạm trọng yếu do không tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan đến báo cáo tài chính đã được kiểm toán thì tổ chức kiểm toán được chấp thuận phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

d) Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 22. Sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Trong thời gian h sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đang được xem xét, tổ chức phát hành có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thông tin không chính xác hoặc còn thiếu nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc thấy cần thiết phải giải trình về vấn đề có thể gây hiểu nhầm.

2. Trong thời gian xem xét hồ sơ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức phát hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng để bảo đảm thông tin được công bố chính xác, trung thực, đầy đủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

3. Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng mà phát sinh thông tin quan trọng liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, tổ chức phát hành phải công bố thông tin phát sinh theo phương thức quy định tại khoản 3 Điều 25 của Luật này và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

4. Văn bản sửa đổi, bổ sung gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải có chữ ký của những người đã ký trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc của những người cócùng chức danh với những người đó.

5. Thời hạn xem xét hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tính từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được văn bản sửa đổi, bổ sung đầy đủ và hợp lệ.

Điều 23. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Tổ chức phát hành phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.

2. Tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán và bt kỳ tổ chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.

Điều 24. Thông tin trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng

Trong thời gian Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành và tổ chức, cá nhân có liên quan chỉ được sử dụng trung thực và chính xác các thông tin trong Bản cáo bạch đã gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để thăm dò thị trường, trong đó phải nêu rõ các thông tin về ngày phát hành và giá bán chứng khoán là thông tin dự kiến.

Điều 25. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là văn bản xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đáp ứng đủ điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực, tổ chức phát hành phải công b Bản thông báo phát hành trên 01 tờ báo điện tử hoặc báo in trong 03 số liên tiếp.

4. Chứng khoán chỉ được chào bán ra công chúng sau khi đã công bố theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 26. Phân phối chứng khoán

1. Việc phân phối chứng khoán chỉ được thực hiện sau khi tổ chức phát hành bảo đảm người mua chứng khoán tiếp cận Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng được công bố tại các địa điểm ghi trong Bản thông báo phát hành.

2. Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức đại lý phải phân phối chứng khoán công bằng, công khai và bảo đảm thời hạn đăng ký mua chứng khoán cho nhà đầu tư tối thiểu là 20 ngày; trừ trường hợp chứng khoán chào bán là chứng quyền có bảo đảm, thời hạn này phải được ghi trong Bản thông báo phát hành.

Trường hợp số lượng chứng khoán đăng ký mua vượt quá số lượng chứng khoán được phép phát hành thì tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải phân phi hết s chứng khoán được phép phát hành cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ đăng ký mua của từng nhà đầu tư.

3. Tiền mua chứng khoán phải được chuyển vào tài khoản phong tỏa m tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho đến khi hoàn tất đợt chào bán và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

4. Tổ chức phát hành phải hoàn thành việc phân phối chứng khoán trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực. Trường hợp tổ chức phát hành không thể hoàn thành việc phân phối chứng khoán ra công chúng trong thời hạn này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn việc phân phối chứng khoán nhưng tối đa không quá 30 ngày. Trường hợp đăng ký chào bán chứng khoán cho nhiều đợt thì khoảng cách giữa đợt chào bán sau với đợt chào bán trước không quá 12 tháng.

5. Tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt chào bán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, kèm theo văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản phong tỏa về s tiền thu được từ đợt chào bán.

6. Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức đại lý phải chuyển giao chứng khoán hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu chứng khoán cho người mua trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

Điều 27. Đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng tối đa là 60 ngày trong các trường hợp sau đây:

a) Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin sai lệch, bỏ sót nội dung quan trọng có thể ảnh hưng tới quyết định đầu tư và gây thiệt hại cho nhà đầu tư;

b) Việc phân phi chứng khoán không thực hiện đúng quy định tại Điều 26 của Luật này.

2. Trong thi hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày đợt chào bán chứng khoán ra công chúng bị đình ch, tổ chức phát hành phải công bố việc đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng theo phương thức quy định tại khoản 3 Điều 25 của Luật này và phải thu hồi chứng khoán đã phát hành nếu nhà đầu tư có yêu cầu, đồng thời hoàn trả tiền cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.

3. Khi những thiếu sót dẫn đến việc đình ch đợt chào bán chứng khoán ra công chúng được khắc phục, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra văn bản thông báo hủy đình chỉ và chng khoán được tiếp tục chào bán.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo hủy đình chỉ, tổ chức phát hành phải công bố việc hủy đình chỉ theo phương thức quy định tại khon 3 Điều 25 của Luật này.

Điều 28. Hủy bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định hủy bỏ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn đình chỉ quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này mà không khắc phục được những thiếu sót dẫn đến việc đình chỉ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng;

b) Đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng không đáp ứng được điều kiện về tỷ lệ tối thiểu số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn của tổ chức phát hành theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 15 của Luật này;

c) Đợt chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng không đáp ứng được điều kiện về huy động đủ phần vốn để thực hiện d án của tổ chức phát hành theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 ca Luật này.

2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, đợt chào bán chứng khoán ra công chúng bị hủy bỏ theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày đợt chào bán chứng khoán ra công chúng bị hủy bỏ, tổ chức phát hành phải công b việc hủy bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng theo phương thức quy định tại khoản 3 Điều 25 của Luật này và phải thu hồi chứng khoán đã phát hành, đồng thời hoàn trả tiền cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đợt chào bán bị hủy bỏ. Hết thi hạn này, tổ chức phát hành phải bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư theo các điều khoản đã cam kết với nhà đầu tư.

Điều 29. Nghĩa vụ của tổ chức phát hành

1. Tổ chức phát hành đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu ra công chúng, tr thành công ty đại chúng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này không phải nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Tổ chức phát hành đã thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng phải hoàn thiện hồ sơ đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán trong thi hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

3. Tổ chức phát hành hoàn thành việc chào bán trái phiếu ra công chúng phải tuân thủ nghĩa vụ công b thông tin theo quy định của Luật này.

Mục 2. CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RIÊNG LẺ

Điều 30. Chào bán chứng khoán riêng lẻ của tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng

Chào bán chứng khoán riêng lẻ của tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 31. Chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

1. Điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ của công ty đại chúng bao gồm:

a) Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; xác định rõ tiêu chí, số lượng nhà đầu tư;

b) Đối tượng tham gia đợt chào bán chỉ bao gồm nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

c) Việc chuyển nhượng cổ phiếu chào bán riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền chào bán riêng lẻ bị hạn chế tối thiểu là 03 năm đối với nhà đầu tư chiến lược và tối thiểu là 01 năm đi với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán, trừ trường hợp chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật;

d) Các đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể t ngày kết thúc đợt chào bán gần nhất;

đ) Việc chào bán cổ phiếu, chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua phương án phát hành và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; xác định rõ tiêu chí, số lượng, nhà đầu tư;

b) Đối tượng tham gia đợt chào bán chỉ bao gồm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

c) Việc chuyển nhượng trái phiếu chào bán riêng lẻ chỉ được thực hiện giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trừ trường hợp thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật;

d) Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã chào bán hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu (nếu có), trừ trường hợp chào bán tráiphiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn;

đ) Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;

e) Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật (nếu có).

3. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng chào bán cổ phiếu riêng lẻ, trái phiếu chuyển đi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty chứng khoán, công ty qun lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này bao gồm:

a) Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua phương án phát hành và sử dụng s tiền thu được từ đợt chào bán; xác định rõ tiêu chí, số lượng nhà đầu tư;

b) Đáp ứng quy định tại các điểm b, c, đ và e khoản 2 Điều này.

5. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu hiện có phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này.

6. Chính phủ quy định chi tiết việc chào bán chứng khoán riêng lẻ ca công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quy định tại Điều này và các trường hợp chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ khác của công ty đại chúng.

Chương III

CÔNG TY ĐẠI CHÚNG

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG

Điều 32. Công ty đại chúng

1. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:

a) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;

b) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.

2. Công ty cổ phần quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty hoàn thành việc góp vốn và có cơ cấu cổ đông đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công ty đại chúng đầy đủ và hợp lệ của công ty cổ phần theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này hoặc nhận được báo cáo kết quả hoàn thành đợt chào bán của công ty cổ phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, đồng thời công b tên, nội dung kinh doanh và các thông tin khác liên quan đến công ty đại chúng trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều 33. Hồ sơ đăng ký công ty đại chúng

1. Hồ sơ đăng ký công ty đại chúng bao gồm:

a) Giấy đăng ký công ty đại chúng;

b) Điều lệ công ty;

c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

d) Bản công bố thông tin về công ty đại chúng bao gồm thông tin tóm tắt về mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, cơ cấu cổ đông, tài sản, tình hình tài chính và các thông tin khác;

đ) Báo cáo tài chính năm gần nhất của công ty cổ phần được kiểm toán bởi tổ chc kiểm toán độc lập. Trường hợp công ty tăng vn điều lệ sau thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm gần nhất, công ty phải b sung báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán;

e) Danh sách cổ đông.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mẫu Bản công bố thông tin về công ty đại chúng và quy định hồ sơ đăng ký công ty đại chúng hình thành sau chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.

Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng

1. Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, công ty đại chúng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Công b thông tin theo quy định của Luật này;

b) Tuân thủ quy định về quản trị công ty theo quy định của Luật này;

c) Thực hiện đăng ký cổ phiếu tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Điều 61 của Luật này;

d) Công ty đại chúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này phải đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng. Sau 02 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, công ty đại chúng có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết khi đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán;

đ) Công ty đại chúng quy đnh tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này phải đưa cổ phiếu vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán ra công chúng.

2. Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, công ty đại chúng có các quyền vànghĩa vụ theo quy định ca Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 35. Chào mua công khai

1. Các trường hợp sau đây phải chào mua công khai và đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:

a) Tổ chức, cá nhân và người có liên quan theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 46 Điều 4 của Luật này dự kiến mua cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành dẫn đến trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu đạt từ 25% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành của 01 quỹ đóng;

b) Tổ chức, cá nhân và người có liên quan theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 46 Điều 4 của Luật này nm giữ từ 25% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành của 01 quỹ đóng dự kiến mua tiếp dẫn đến trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu đạt hoặc vượt mức 35%, 45%, 55%, 65%, 75% số c phiếu có quyền biểu quyết của 01 công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành của 01 quỹ đóng;

c) Trừ trường hợp việc chào mua đã được thực hiện đối với toàn bộ s cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành của 01 quỹ đóng, sau khi thực hiện chào mua công khai, tổ chức, cá nhân và người có liên quan theo quy định tại các điểm a, b,c, d, e và g khoản 46 Điều 4 của Luật này nắm giữ từ 80% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành của 01 quỹ đóng phải mua tiếp số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng do các cổ đông, nhà đầu tư còn lại nắm giữ trong thời hạn 30 ngày theo các điều kiện về giá chào mua và phương thức thanh toán tương tự với đợt chào mua công khai.

2. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không phải chào mua công khai nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng mới phát hành dẫn đến việc sở hữu đạt các mức theo quy định tại khoản 1 Điều này theo phương án phát hành đã được Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng, Ban đại diện quỹ đóng thông qua;

b) Nhận chuyển nhượng cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành dẫn đến việc sở hữu đạt các mức theo quy định tại khoản 1 Điều này đã được Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng, Ban đại diện quỹ đóng thông qua. Trong các trường hợp này, Đại hội đồng cổ đông, Ban đại diện quỹ đóng phải xác định rõ đối tượng chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng;

c) Chuyển nhượng c phiếu giữa các công ty hoạt động theo nhóm công ty bao gồm tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ, công ty con và không dẫn đến trường hợp sở hữu chéo theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

d) Tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phiếu trong các đợt đấu giá chứng khoán chào bán ra công chúng, các đợt chào bán khi chuyển nhượng vốn nhà nước hoặc vn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác;

đ) Tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phiếu từ hoạt động chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;

e) Tặng cho, thừa kế cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng;

g) Chuyển nhượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệulực pháp luật, quyết định của Trọng tài.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng.

Điều 36. Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình

1. Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ, phương án mua lại, trong đó nêu rõ số lượng, thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá mua lại;

b) Có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu từ các nguồn sau đây: thặng dư vốn c phần, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phi, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật;

c) Có công ty chứng khoán được chỉ định thực hiện giao dịch, trừ trường hợp công ty chứng khoán là thành viên của S giao dịch chứng khoán Việt Nam mua lại cổ phiếu của chính mình;

d) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật trong trường hợp công ty đại chúng thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;

đ) Không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Việc mua lại cổ phiếu được miễn trừ điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:

a) Mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

b) Mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty, mua lại cổ phiếu lẻ theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tc, phát hành cổ phiếu từ nguồn vn chủ sở hữu;

c) Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ.

3. Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình trong các trường hợp sau đây:

a) Đang có nợ phải trả quá hạn căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán; trường hợp thời điểm dự kiến mua lại cổ phiếu quá 06 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tàichính, việc xác đnh nợ quá hạn được căn cứ vào báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét; trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

b) Đang trong quá trình chào bán, phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

c) C phiếu của công ty đang là đối tượng chào mua công khai, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

d) Đã thực hiện việc mua lại cổ phiếu của chính mình trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày báo cáo kết quả mua lại hoặc vừa kết thúc đợt chào bán, phát hành cổ phiếu để tăng vốn không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc đt chào bán, phát hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trừ trường hợp mua lại cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ sở hữu trong công ty hoặc mua lại cổ phiếu theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc mua lại cổ phiếu thông qua giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh, công ty không được mua lại cổ phiếu của các đối tượng sau đây:

a) Người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ theo quy định của Luật này;

b) Người sở hữu cổ phiếu có hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

c) Cổ đông lớn theo quy định của Luật này.

5. Công ty đại chúng thực hiện mua lại cổ phiếu của chính mình theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị tính theo mệnh giá số cổ phiếu được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày k từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phiếu.

6. Trường hợp công ty mua lại c phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Tổng số lượng cổ phiếu của người lao động đã được công ty mua lại để giảm vốn điều lệ phải được báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông thường niên;

b) Công ty phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng vi tổng giá trị tính theo mệnh giá số cổ phiếu được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày báo cáo Đại hội đồng cổ đông thưng niên theo quy định tại điểm a khoản này.

7. Công ty chứng khoán, công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình được bán ra cổ phiếu ngay sau khi mua lại trong các trường hợp sau đây:

a) Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ;

b) Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu lẻ theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phương án phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu;

c) Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu lô lẻ theo yêu cầu của cổ đông.

8. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc mua lại cổ phiếu của công ty đại chúng.

Điều 37. Báo cáo mua lại cổ phiếu, công bố thông tin và thực hiện việc mua lại cổ phiếu

1. Công ty đại chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này trước khi mua lại cổ phiếu của chính mình phải gửi tài liệu báo cáo đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bao gồm:

a) Báo cáo về việc mua li cổ phiếu;

b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu, phương án mua lại;

c) Văn bản xác nhận việc chỉ định thực hiện giao dịch của công ty chứng khoán, trừ trường hợp công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam mua lại cổ phiếu của chính mình;

d) Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua phương án triển khai mua lại cổ phiếu;

đ) Báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán;

e) Tài liệu chứng minh công ty có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu;

g) Tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện để được mua lại cổ phiếu của chính mình theo quy định của pháp luật trong trường hợp công ty đại chúng thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

2. Báo cáo về việc mua lại cổ phiếu bao gồm các nội dung sau đây:

a) Mục đích mua lại;

b) Tổng số lượng cổ phiếu đăng ký mua lại;

c) Nguồn vốn thực hiện mua lại;

d) Phương thức giao dịch;

đ) Thời gian dự kiến thực hiện;

e) Nguyên tắc xác định giá (khoảng giá).

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu báo cáo mua lại cổ phiếu quy định tại khoản 1 Điều này đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gửi văn bản thông báo cho công ty đại chúng về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo mua lại cổ phiếu; trường hợp tài liệu chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản gửi công ty đại chúng nêu rõ nội dung, yêu cầu sửa đổi, b sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung tài liệu báo cáo không tính vào thời hạn quy định tại khoản này. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bn và nêu rõ lý do.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo, công ty đại chúng phải công b thông tin trên trang thông tin điện tử của công ty, phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Công ty đại chúng được thực hiện mua lại cổ phiếu sau 07 ngày làm việc kể từ ngày công bố thông tin.

5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc giao dịch mua lại cổ phiếu, công ty đại chúng phải gửi báo cáo kết quả giao dịch đến Ủy ban Chứng khoán Nhà c và công bố thông tin ra công chúng. Trong trưng hợp công ty đại chúng không thực hiện hết s lượng cổ phiếu dự kiến giao dịch, công ty đại chúng phải báo cáo và công bố lý do không hoàn thành.

6. Công ty đại chúng phải kết thúc việc mua lại cổ phiếu theo thời gian nêu trong bản công bố thông tin nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện giao dịch.

7. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc việc mua lại cổ phiếu, công ty đại chúng không được chào bán cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, trừ trường hợp chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu theo cam kết khi thực hiện chào bán trái phiếu chuyển đổi.

Điều 38. Hủy tư cách công ty đại chúng

1. Công ty đại chúng có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước văn bản thông báo kèm danh sách cổ đông do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có vn điều lệ đã góp không đủ 30 tỷ đồng tính trên báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán hoặc có cơ cấu cổ đông không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản1 Điều 32 của Luật này căn cứ theo xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

2. Sau 01 năm kể từ ngày không còn đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này mà công ty vẫn không đáp ứng được điều kiện là công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hủy tư cách công ty đại chúng.

3. Công ty phải thực hiện đầy đủ các quy định liên quan đến công ty đại chúng cho đến thời điểm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo hủy tư cách công ty đại chúng.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của y ban Chứng khoán Nhà nước về việc hủy tư cách công ty đại chúng, công ty có trách nhiệm thông báo việc hủy tư cách công ty đại chúng trên trang thông tin điện tử của công ty, phương tiện công b thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và thực hiện thủ tục hủy niêm yết, đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật.

5. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc hủy tư cách công ty đại chúng đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện  công ty đại chúng do tổ chức lại, giải th, phá sản doanh nghiệp.

Điều 39. Hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng

Công ty đại chúng thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này phải nộp hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng bao gồm:

1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

2. Văn bản thông báo về việc công ty đại chúng không còn đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này;

3. Danh sách cổ đông do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Vit Nam cung cấp;

4. Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Trường hợp công ty tăng vốn điều lệ sau thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm gần nhất, công ty phải bổ sung báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán.

Mục 2. QUẢN TRỊ CÔNG TY ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TY ĐẠI CHÚNG

Điều 40. Nguyên tắc quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng

Việc quản trị công ty đối với công ty đại chúng phải tuân thủ quy định của Luật này, Luật Doanh nghiệp, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nguyên tắc sau đây:

1. Cơ cấu quản trị hp lý, hiệu quả;

2. Bảo đảm hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; nâng cao trách nhiệm của Hội đồng quản trị đối với công ty và cổ đông;

3. Bảo đm quyền của cổ đông, đối xử bình đẳng giữa các cổ đông;

4. Bảo đảm vai trò của nhà đầu tư, thị trường chứng khoán và các tổ chức trung gian trong việc hỗ trợ hoạt động qun trị công ty;

5. Tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty;

6. Công bố thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác và minh bạch hoạt động của công ty; bảo đảm cđông được tiếp cận thông tin công bằng.

Điều 41. Nội dung quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng

1. Cổ đông công ty đại chúng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Được đối xử bình đẳng;

b) Được tiếp cận đầy đủ thông tin định kỳ và thông tin bất thường do công ty công bố theo quy định của pháp luật;

c) Được bảo vệ các quyền, lợi ích hp pháp của mình; đề nghị đình chỉ, hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

d) Cổ đông lớn không được lợi dụng ưu thế của mình gây ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích của công ty, của các cổ đông khác theo quy đnh của pháp luật và Điều lệ công ty; có nghĩa vụ công bthông tin theo quy định của pháp luật;

đ) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

2. Việc triệu tập, tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông tuân thủ các quy định sau đây:

a) Hội đồng qun trị, Ban kiểm soát, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục về triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và Quy chế nội bộ về quản tr công ty; bố trí địa điểm, thời gian hợp lý để các cổ đông tham dự họp Đại hội đồng c đông;

b) Công ty đại chúng quy định tại Quy chế nội bộ về quản trị công ty việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại đ c đông có thể tham dự và phát biểu ý kiến tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thông qua họp trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty;

c) Công ty đại chúng phải mời đại diện tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm của công ty dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường hợp Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm của công ty có các khoản ngoại trừ trọng yếu;

d) Tuân thủ các quy định khác của pháp luật và Điều lệ công ty.

3. Thành phần, cơ cấu, trách nhiệm và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị bảo đảm tuân thủ các quy định sau đây:

a) Cơ cấu Hội đồng quản trị của công ty đại chúng bảo đảm sự cân đối giữa các thành viên Hội đồng qun trị điều hành và không điều hành, số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập để bảo đảm tính độc lập của Hội đồng quản trị;

b) Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm trước cổ đông về hoạt động của công ty; bảo đảm hoạt động của công ty tuân thủ quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quy định nội bộ của công ty; xây dựng Quy chế nội bộ về quản trị công ty trình Đại hội đồng cổ đông thông qua; bổ nhiệm người phụ trách quản trị công ty và có các trách nhiệm, nghĩa vụ khác theo quy định ca pháp luật, Điều lệ công ty;

c) Hội đồng quản trị phải tổ chức họp ít nhất mỗi quý 01 lần theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty và Quy chế nội bộ về quản trị công ty. Việc tổ chức họp Hội đồng quản trị, chương trình họp và các tài liệu liên quan được thông báo trước cho các thành viên Hội đồng quản trị theo thời hạn quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

4. Việc đề cử, ng cử thành viên Hội đồng quản trị tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và các quy định sau đây:

a) Trường hợp đã xác định được ứng cử viên Hội đồng quản trị, công ty đại chúng phải công bốthông tin liên quan đến các ứng cử viên tối thiểu là 10 ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông trên trang thông tin điện tử của công ty để cổ đông có thể tìm hiểu về các ứng cử viên này trước khi bỏ phiếu;

b) Trường hợp số lượng ứng cử viên Hội đồng quản trị thông qua đề cử và ứng cử vẫn không đủ s lượng cần thiết theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Hội đồng quản trị đương nhiệm có thể giới thiệu thêm ứng cử viên hoặc tổ chức đề cử theo quy định tại Điều lệ công ty và Quy chế nội bộ về quản trị công ty.

5. Thành viên Hội đồng quản trị có các quyền và trách nhiệm sau đây:

a) Được cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của các đơn vị trong công ty;

b) Thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách trung thực, cẩn trọng vì lợi ích cao nhất của cổ đông và của công ty;

c) Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng quản trị và có ý kiến về các vấn đề được đưa ra thảo luận;

d) Báo cáo kịp thời, đầy đủ với Hội đồng quản trị các khoản thù lao nhận được từ các công ty con, công ty liên kết và các tổ chức khác;

đ) Báo cáo, công b thông tin khi thực hiện giao dịch cổ phiếu của công ty theo quy định của pháp luật;

e) Quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

6. Công ty đại chúng tuân thủ quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích và công bố thông tin minh bạch sau đây:

a) Thành viên Hội đồng qun trị, thành viên Ban kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đc) và người quản lý khác của công ty đại chúng có trách nhiệm công khai các lợi ích liên quan, không được sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ của mình để tư lợi cá nhân hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

b) Công ty đại chúng có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), người quản lý khác của công ty, cổ đông và những người có liên quan can thiệp vào hoạt động của công ty, gây tổn hại cho lợi ích của công ty; tuân thủ các quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của các đối tượng này; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi liên quan đến công ty;

c) Công ty đại chúng có nghĩa vụ báo cáo, công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin định kỳ, thông tin bất thường về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, tình hình quản trị công ty cho cổ đông, công chúng và các thông tin khác nếu thông tin đó có khả năng ảnh hưởng đến giá chứng khoán, quyết đnh của cổ đông và nhà đu tư;

d) Các thông tin phải công bố và phương thức công bố thông tin được thực hiện theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và Quy chế về công bố thông tin của công ty.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương IV

THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Điều 42. Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán

1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chuyển đi thành công ty cổ phần; chứng khoán của các doanh nghiệp khác chưa đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp khi nghiệp sáng tạo; chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác theo quy định của Chính phủ.

2. Ngoài Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán.

Điều 43. Thành lập và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con

1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, giải thể, mô hình hoạt động, hình thức sở hữu, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và việc thành lập công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3. S giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con chịu sự quản lý và giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều 44. Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo quy định của Luật này, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị ca Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tch Ủy ban Chng khn Nhà nước.

3. Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Ban kiểm soát (Kiểm soát viên) thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Điều 45. Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam

1. Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị S giao dịch chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các nội dung chính sau đây:

a) Tên, địa ch trụ sở chính, công ty con, chi nhánh;

b) Mục tiêu, phạm vi hoạt động và các dịch vụ được cung cấp;

c) Vốn điều lệ; cách thức tăng, giảm vốn điều lệ hoặc chuyển nhượng vốn;

d) Tên, địa ch và các thông tin cơ bản của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;

đ) Phần vốn góp hoặc s cổ phần và giá trị vốn góp của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;

e) Người đại diện theo pháp luật;

g) Cơ cấu tổ chức quản lý;

h) Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

i) Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, chủ sở hữu hoặc cổ đông;

k) Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát (Kiểm soát viên);

l) Thể thức thông qua quyết định của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

m) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;

n) Chế độ kế toán, kiểm toán được áp dụng;

o) Việc thành lập các quỹ, cơ chế sử dụng quỹ; nguyên tắc sử dụng lợi nhuận, xử lý lỗ và chế độ tài chính khác;

p) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.

Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam

1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:

a) Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các quy chế nghiệp vụ khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;

b) Tổ chức, vận hành thị trường giao dịch chứng khoán;

c) Cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

d) Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán trong trường hợp giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dn đến việc chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch hoặc trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán;

đ) Chấp thuận, thay đổi, hủy bỏ niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết;

e) Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

g) Cung cấp dịch vụ đấu giá, đấu thầu; dịch vụ về thông tin thị trường và thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch; dịch vụ phát triển hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán và các dịch vụ liên quan khác theo quy định tại Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

h) Làm trung gian hòa giải theo yêu cầu của thành viên của S giao dịch chứng khoán Việt Nam khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán;

i) Kiểm tra, xử lý vi phạm đối với thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

k) Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin liên quan đến thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, tổ chức niêm yết, tổ chc đăng ký giao dịch để phục vụ công bố thông tin theo quy định của pháp luật;

l) Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

2. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán được tiến hành công khai, công bằng, trật tự, an toàn và hiệu quả;

b) Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính, báo cáo, công bố thông tin theo quy định của pháp luật;

c) Giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán, việc tuân thủ nghĩa vụ của thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, hoạt động công bố thông tin của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch và nhà đầu tư thuộc đối tượng công b thông tin quy định tại Điều 118 của Luật này;

d) Ban hành tiêu chí giám sát giao dịch, chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch áp dụng cho thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;

đ) Báo cáo, kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường giao dịch chứng khoán; vi phạm của nhà đầu tư, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;

e) Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, ph biến kiến thức về chng khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư;

g) Cung cấp thông tin và phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong hoạt động nghiệp vụ chứng khoán và cơ quan có thẩm quyền trong công tác điều tra, phòng, chống vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

h) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điu lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

3. Cán bộ, nhân viên, người lao động của S giao dịch chứng khoán Việt Nam trong khi thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải tuân thủ quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trườngchứng khoán, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy định về bảo mật thông tin và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức, phân công thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con theo quy định của Luật này trên cơ s đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 47. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam

1. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bao gồm:

a) Thành viên giao dịch là công ty chứng khoán được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch;

b) Thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận tr thành thành viên giao dịch đặc biệt.

2. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:

a) Sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán và các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con cung cấp;

b) Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;

c) Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam làm trung gian hòa giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch;

d) Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;

đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

3. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chịu sự giám sát của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con đối với hoạt động giao dịch chứng khoán và hoạt động công bố thông tin theo quy định tại quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

b) Công bố thông tin theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chng khoán Việt Nam;

c) Hỗ trợ các thành viên giao dịch khác theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong trường hp cần thiết;

d) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

4. Chính ph quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục trở thành thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Điều 48. Niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán

1. Chứng khoán đã chào bán ra công chúng, cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, chứng quyền có bảo đảm, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận phải được niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.

2. Công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương được niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán theo đề nghị ca tổ chức phát hành hoặc tổ chức được ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức phát hành nộp hồ sơ niêm yết, đăng ký giao dịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ niêm yết, đăng ký giao dịch. Tổ chức tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch, tổ chức kiểm toán, người ký báo cáo kiểm toán và bất kỳ tổ chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ niêm yết đăng ký giao dịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi liên quan đến hồ sơ niêm yết, đăng ký giao dịch.

4. Chính phủ quy định các loại chứng khoán khác phải được niêm yết, đăng ký giao dịch; việc phân bảng niêm yết, điều kiện niêm yết chứng khoán; hồ sơ, th tục niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán; thay đổi, hủy b niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán của tổ chức phát hànhViệt Nam, tổ chức phát hành nước ngoài; việc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 49. Tạm ngừng, đình chỉ, khôi phục hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con

1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong trường hợp sau đây:

a) Khi xảy ra chiến tranh, thảm họa tự nhiên, biến động ln của nền kinh tế, sự cố hệ thống giao dịch hoặc các sự kiện bất khả kháng khác làm ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch bình thường của thị trường giao dịch chứng khoán;

b) Khi thị trường giao dịch chứng khoán có biến động bất thường hoặc trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn, tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán.

2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện việc khôi phục một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con khi những nguyên nhân dẫn đến việc tạm ngng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con được khắc phục.

Điều 50. Giao dịch chứng khoán

1. Chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch được tổ chức giao dịch theo phương thức khp lệnh tập trung, phương thức giao dịch thỏa thuận và phương thức giao dịch khác quy định tại Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

2. Chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch không được giao dịch bên ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con tổ chức, trừ trường hợp giao dịch không mang tính chất mua bán hoặc giao dịch khác không thể thực hiện được thông qua hệ thống giao dịch chng khoán.

3. Việc tổ chức giao dịch loại chứng khoán mi, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới,đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về giao dịch chứng khoán, giám sát giao dịch chứng khoán và các trường hợp giao dịch không mang tính chất mua bán, giao dịch chứng khoán không thể thực hiện được thông qua hệ thống giao dịch chứng khoán.

5. Việc kết nối giao dịch chứng khoán với S giao dịch chứng khoán nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 51. Tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam

1. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư, hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ sở hữu nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư, việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chương V

ĐĂNG KÝ, LƯU KÝ, BÙ TRỪ VÀ THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN

Điều 52. Thành lập và hoạt động của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam

1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, giải thể, mô hình hoạt động, hình thức sở hữu, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo đề nghị của Bộ trưng Bộ Tài chính.

3. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chịu sự quản lý và giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều 53. Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của Luật này, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

3. Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Ban kiểm soát (Kiểm soát viên) thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Điều 54. Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam

1. Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chng khoán Việt Nam có các nội dung chính sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh;

b) Mục tiêu, phạm vi hoạt động và các dịch vụ được cung cấp;

c) Vốn điều lệ; cách thức tăng, giảm vốn điều lệ hoặc chuyển nhượng vốn;

d) Tên, địa chỉ và các thông tin cơ bản của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;

đ) Phần vốn góp hoặc s cổ phần và giá trị vốn góp của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;

e) Người đại diện theo pháp luật;

g) Cơ cấu tổ chức quản ;

h) Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

i) Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, chủ sở hữu hoặc cổ đông;

k) Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát (Kiểm soát viên);

l) Thể thức thông qua quyết định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

m) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;

n) Chế độ kế toán, kiểm toán được áp dụng;

o) Việc thành lập các quỹ, cơ chế sử dụng quỹ; nguyên tắc sử dụng lợi nhuận, xử lý lỗ và chế độ tài chính khác;

p) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.

Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam

1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:

a) Ban hành các quy chế về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán và các quy chế nghiệp vụ khác sau khi được y ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;

b) Cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán; đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo yêu cầu của khách hàng; cung cấp dịch vụ khác quy định tại Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

c) Thực hiện cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế cho các loại chứng khoán đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

d) Chấp thuận, thay đổi, hủy bỏ đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

đ) Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký;

e) Được sử dng các nguồn hỗ trợ thanh toán trong trường hợp thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tạm thời mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật;

g) Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

2. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;

b) Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính; báo cáo, công bố thông tin theo quy định của pháp luật;

c) Giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; giám sát tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; giám sát việc tuân th nghĩa vụ của thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chng khoán Việt Nam;

d) Xây dựng quy trình hoạt động và quản lý rủi ro cho từng nghiệp vụ;

đ) Có biện pháp bảo vệ cơ s dữ liệu và lưu giữ các chứng từ gốc về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê;

e) Cung cấp thông tin liên quan đến việc sở hữu chứng khoán của người sở hữu chứng khoántrong công ty đại chúng, tổ chức phát hành theo yêu cầu của công ty đại chúng, tổ chức phát hành đó và cơ quan có thẩm quyền theo quy đnh của pháp luật;

g) Có trách nhiệm bảo mật thông tin liên quan đến sở hữu của khách hàng; từ chối việc phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tài sản, trích lục, sao chép thông tin sở hữu chứng khoán của khách hàng mà không có sự đồng ý của khách hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu cung cp thông tin của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, báo cáo tài chính của thành viên lưu ký theo quy định của pháp luật;

h) Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư;

i) Cung cấp thông tin và phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trong hoạt động nghiệp vụ chứng khoán và cơ quan có thẩm quyền trong công tác điều tra, phòng, chống vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

k) Quản lý tách biệt tài sản của khách hàng, tài sản của khách hàng với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; quản lý tách biệt tài sn của các quỹ hỗ trợ thanh toán, quỹ bù trừ, quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;

l) Bồi thường thiệt hại cho khách hàng trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, trừ trường hợp bất khả kháng;

m) Hoạt động vì lợi ích của người gửi chứng khoán, người sở hữu chứng khoán;

n) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

3. Cán bộ, nhân viên, người lao động của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong khi thực thi nhiệm vụ, quyn hạn của mình phải tuân thủ quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy định về bảo mật thông tin và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 56. Thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam

1. Thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:

a) Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên lưu ký;

b) Thành viên bù trừ là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ.

2. Thành viên lưu ký có các quyền sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ lưu ký và thanh toán giao dịch chứng khoán cho khách hàng;

b) Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

3. Thành viên lưu ký có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ nghĩa vụ quy đnh tại các điểm b, d, đ, g, h, i, l và m khoản 2 Điều 55 của Luật này;

b) Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động lưu ký và thanh toán chứng khoán;

c) Đóng góp quỹ hỗ trợ thanh toán theo quy định của pháp luật;

d) Quản  tách biệt tài sản ca khách hàng, tài sản của khách hàng với tài sản của thành viên lưu ký; ghi nhn chính xác, kịp thời tài sản, các quyền tài sản và các lợi ích có liên quan đến tài sản nhận lưu ký của khách hàng;

đ) Duy trì các điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;

e) Tuân thủ nghĩa vụ báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

4. Thành viên bù trừ có các quyền sau đây:

a) Thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh và các chứng khoán khác. Thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nưc ngoài ch được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho chính ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Yêu cầu nhà đầu tư đóng góp đầy đủ, kịp thời các khoản ký quỹ giao dịch; sử dụng tài sản kýquỹ của nhà đầu tư để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chng khoán Việt Nam;

c) Thực hiện việc đóng vị thế, thanh lý vị thế bắt buộc đối với các vị thế mở của nhà đầu tư; sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư đ thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đi vi các vị thế m của nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán;

d) Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

5. Thành viên bù trừ có các nghĩa vụ sau đây:

a) Ký quỹ đầy đủ, kịp thời cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; đóng góp vào quỹ bù trừ và trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;

b) Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro trong từng nghiệp vụ; quản lý tách biệt tài sản, vị thế giao dịch của nhà đầu tư;

c) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

6. Chính phủ quy định chi tiết việc cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục trở thành thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Điều 57. Điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán

1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, trong đó có hoạt động lưu ký chứng khoán;

b) Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn ti thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng, hoạt động kinh doanh có lãi trong năm gần nhất;

c) Có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán.

2. Công ty chứng khoán được đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.

Điều 58. Hồ sơ đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán

1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;

b) Giấy phép thành lập và hoạt động;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện hoạt động lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán;

d) Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng;

đ) Báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán.

2. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán cho công ty chứng khoán bao gồm các tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này.

Điều 59. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán

1. Trong thi hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nưc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cp Giấy chng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký thành viên lưu ký tại Tổng công ty lưu ký và bù tr chng khoán Việt Nam và tiến hành hoạt động lưu ký chứng khoán.

Điều 60. Đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán

1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký tối đa là 90 ngày trong các trường hợp sau đây:

a) Thường xuyên vi phạm nghĩa vụ của thành viên lưu ký theo quy định của Luật này và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

b) Để xảy ra thiếu sót gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng.

2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn bị đình ch hoạt động lưu ký chứng khoán mà không khắc phục được các vi phạm, thiếu sót quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Không tiến hành hoạt động lưu ký chứng khoán trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;

c) B thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động;

d) B chấm dứt tồn tại, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

đ) Tự nguyện chấm dứt hoạt động lưu ký chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;

e) Không đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán quy định tại Điều 57 của Luật này.

3. Khi bị thu hồi Giấy chng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký phải làm thủ tục tất toán tài khoản lưu ký chứng khoán theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Điều 61. Đăng ký chứng khoán

1. Chng khoán ca công ty đại chúng  chứng khoán ca các tổ chức khác niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải được đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

2. Chứng khoán của tổ chức phát hành khác ủy quyền cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam làm đại lý chuyển nhượng được đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

3. Công ty đại chúng, tổ chức phát hành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện đăng ký thông tin về công ty đại chúng, tổ chức phát hành, chứng khoán của công ty đại chúng, tổ chức phát hành và người sở hữu chứng khoán với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

4. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải lập và lưu giữ Sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán đối với các chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

5. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện lập danh sách, tính toán và phân bổ quyền cho người sở hữu chứng khoán theo tỷ lệ do công ty đại chúng, tổ chức phát hành thông báo. Ch những người có tên trên Sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán lập tại ngày đăng ký cui cùng theo thông báo của công ty đại chúng, tổ chức phát hành mới được nhận các quyền phát sinh liên quan đến chứng khoán mà mình sở hữu.

Điều 62. Lưu ký chứng khoán

1. Chứng khoán của công ty đại chúng và chứng khoán của các tổ chức khác niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải được lưu ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trước khi thực hiện giao dịch, trừ trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện quản lý chứng khoán riêng biệt cho tng thành viên lưu ký.

3. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về hoạt động lưu ký chứng khoán, việc chuyển giao chứng khoán lưu ký để phát hành chứng chỉ lưu ký và niêm yết chứng khoán tại thị trường chứng khoán nước ngoài.

Điều 63. Bừ trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán

1. Hoạt động bù trừ, xác định nghĩa vụ thanh toán tiền và chứng khoán được thực hiện thông qua Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

2. Thanh toán chứng khoán được thực hiện trên hệ thống tài khoản lưu ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thanh toán tiền giao dịch chứng khoán được thực hiện qua ngân hàng thanh toán và phải tuân th nguyên tắc chuyển giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định các biện pháp xử lý trong trường hợp thành viên của Tng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tạm thời mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán.

Điều 64. Xác lập, chuyển quyền sở hữu và quyền khác đối với chứng khoán

1. Việc xác lập, chuyển quyền sở hữu, quyền khác đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định ca pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Đối với chứng khoán đã được lưu ký tại Tng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán có hiệu lực vào ngày thực hiện t toán ghi sổ trên tài khoản lưu ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

3. Đối với chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này nhưng chưa được lưu ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán có hiệu lực vào ngày ghi Sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý.

Điều 65. Bảo vệ tài sản của khách hàng

1. Chứng khoán và các tài sản khác của khách hàng do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hoặc thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý, tiền gửi thanh toán giao dịch chứng khoán của các thành viên lưu ký tại ngân hàng thanh toán là tài sản của chủ sở hữu, không phải là tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hoặc của thành viên hoặc của ngân hàng thanh toán.

2. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, ngân hàng thanh toán không được sử dụng chứng khoán, các tài sản khác quy định tại khoản 1 Điều này để thanh toán các khoản nợ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hoặc của thành viên hoặc ca ngân hàng thanh toán.

Điều 66. Quỹ hỗ trợ thanh toán

1. Quỹ hỗ trợ thanh toán được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên lưu ký để thanh toán thay cho thành viên lưu ký trong trường hợp thành viên lưu ký tạm thời mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán.

2. Quỹ hỗ trợ thanh toán do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam qun lý và phải được tách biệt với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

3. Hình thức đóng góp, mức đóng góp, phương thức quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán thc hiện theo quy định của B trưởng Bộ Tài chính.

Điều 67. Quỹ bù trừ

1. Quỹ bù trừ được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên bù trừ với mục đích bồi thường thiệt hại và hoàn tất các giao dịch chứng khoán đứng tên thành viên bù trừ trong trường hợp thành viên bù trừ hoặc nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.

2. Quỹ bù trừ do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý và phải được tách biệt với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

3. Hình thức đóng góp, mức đóng góp, phương thức quản lý và sử dụng quỹ bù trừ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 68. Tạm ngừng, đình chỉ, khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam

1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong trường hợp sau đây:

a) Khi xảy ra chiến tranh, thảm họa tự nhiên, biến động lớn của nền kinh tế, sự cố hệ thống đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán hoặc các sự kiện bất khả kháng khác làm ảnh hưởng đến hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

b) Trong trưng hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của hệ thống đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán.

2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện việc khôi phục một phần hoặc toàn bộ hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán khi những nguyên nhân dẫn đến việc tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được khắc phục.

Điều 69. Ngân hàng thanh toán

1. Ngân hàng thanh toán là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán.

2. Ngân hàng thương mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lựa chọn làm ngân hàng thanh toán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

b) Có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng;

c) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm gần nhất;

d) Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng;

đ) Có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện thanh toán giao dịch và kết nối với hệ thống của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

e) Có hệ thống thanh toán, bù trừ kết nối với hệ thống thanh toán, bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

g) Có hệ thống cơ s vật chất, kỹ thuật để lưu giữ s liệu thông tin thanh toán giao dịch trong thời hạn ít nhất 10 năm và cung cấp được cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 48 giờ khi có yêu cầu.

3. Ngân hàng thanh toán có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Tổ chức việc thanh toán cho hoạt động giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán tách biệt với hoạt động thanh toán khác của ngân hàng và theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

b) Tuân thủ chế độ báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

c) Ngân hàng thương mại được lựa chọn là ngân hàng thanh toán phải duy trì các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký làm ngân hàng thanh toán.

Chương VI

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Mục 1. GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

Điều 70. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép thànhlập và hoạt động kinh doanh chứng khoán cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 71. Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh

1. Sau khi được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty qun lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.

2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 72. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán

1. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:

a) Môi giới chứng khoán;

b) Tự doanh chứng khoán;

c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán;

d) Tư vấn đầu tư chứng khoán.

2. Công ty chứng khoán ch được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.

3. Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.

Điều 73. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

1. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh sau đây:

a) Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;

b) Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;

c) Tư vấn đầu tư chứng khoán.

2. Các nghiệp vụ kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp chung trong Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều 74. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán

1. Điều kiện về vốn bao gồm: việc góp vốn điều lệ vào công ty chứng khoán phải bằng Đồng Việt Nam; vn điều lệ tối thiểu cho từng nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

2. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn bao gồm:

a) Cổ đông, thành viên góp vốn là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

b) Cổ đông, thành viên góp vốn là tổ chức phải có tư cách pháp nhân và đang hoạt động hợp pháp; hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước năm đề nghị cấp giy phép; báo cáo tài chính năm gần nhất phải được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần;

c) Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán khác;

d) Cổ đông, thành viên góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 77 của Luật này.

3. Điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn bao gồm:

a) Có tối thiểu 02 c đông sáng lập, thành viên góp vốn là tổ chức. Trường hợp công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng thương mại hoặc t chức nước ngoài đáp ng quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;

b) Tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại sở hữu tối thiểu là 30% vốn điều lệ.

4. Điều kiện về cơ sở vật chất bao gồm:

a) Có trụ sở làm việc bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán;

b) Có đ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang bị, thiết bị văn phòng, hệ thống công nghệ phù hợp với quy trình nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh chứng khoán.

5. Điều kiện về nhân sự bao gồm:

Có Tổng giám đốc (Giám đốc), tối thiểu 03 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đề nghị cấp phép và tối thiu 01 nhân viên kiểm soát tuân thủ. Tổng giám đc (Giám đốc) phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

a) Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù hoặc bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật;

b) Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm làm việc tại bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các doanh nghiệp khác;

c) Có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ;

d) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Trường hợp có Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản này và có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ phụ trách.

6. Dự thảo Điều lệ phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 80 của Luật này.

Điều 75. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

1. Điều kiện về vốn bao gồm: việc góp vốn điều lệ vào công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải bằng Đồng Việt Nam; vốn điều lệ tối thiểu để được cp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty quản  quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

2. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn bao gồm:

a) Cổ đông, thành viên góp vốn đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 74 của Luật này;

b) C đông, thành viên góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài đáp ng điều kiện quy định tại Điều 77 của Luật này;

c) Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán khác.

3. Điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vn bao gồm:

a) Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn là tổ chức. Trường hợp công ty quản quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại hoặc doanh nghiệp bảo hiểm hoặc công ty chứng khoán hoặc tổ chức nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;

b) Tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối thiểu là 65% vn điều lệ, trong đó các tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán sở hữu tối thiểu là 30% vốn điều lệ.

4. Điều kiện về cơ sở vật chất bao gồm:

a) Có trụ sở làm việc bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán;

b) Có đủ cơ sở vật cht, kỹ thuật, trang bị, thiết bị văn phòng, hệ thống công nghệ phù hợp với quy trình nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh chứng khoán.

5. Điều kiện về nhân sự bao gồm:

Có Tổng giám đốc (Giám đốc), tối thiểu 05 nhân viên có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ và tối thiểu 01 nhân viên kiểm soát tuân thủ. Tổng giám đốc (Giám đốc) phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

a) Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chp hành án phạt tù hoặc bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật;

b) Có tối thiểu 04 năm kinh nghiệm tại bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các doanh nghiệp khác;

c) Có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ hoặc chứng chỉ tương đương theo quy định của Chính phủ;

d) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vc chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Trường hợp có Phó Tng giám đc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp v thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản này và có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ phụ trách.

6. Dự thảo Điều lệ phù hp với quy định tại khoản 1 Điều 80 của Luật này.

Điều 76. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam

1. Công ty chứng khoán nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này và chưa thành lập, tham gia góp vốn vào công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam do công ty chứng khoán nước ngoài sở hữu trên 49% vốn điều lệ;

b) Vốn cp cho chi nhánh tại Việt Nam đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật này;

c) Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất và nhân sự quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 74 của Luật này đối với chi nhánh dự kiến thành lập tại Việt Nam.

2. Công ty quản lý quỹ nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Được cơ quan quản lý, giám sát trong lĩnh vực chứng khoán  nước nguyên xứ cấp phép hoạt động qun lý quỹ đại chúng và được chấp thuận thành lập chi nhánh tại Việt Nam;

b) Cơ quan cấp phép của nưc nguyên xứ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; thời hạn hoạt động còn lại (nếu có) tối thiểu là 05 năm;

c) Không phải là cổ đông, thành viên góp vốn hoặc cùng với người có liên quan sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ủy quyền, ủy thác đầu tư sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam;

d) Vốn cấp cho chi nhánh tại Việt Nam đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật này;

đ) Bảo đm điều kiện về cơ sở vật chất và nhân sự quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 75 của Luật này đối với chi nhánh dự kiến thành lập tại Việt Nam;

e) Đáp ứng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 77 của Luật này.

3. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài chỉ được lập 01 chi nhánh tại Việt Nam.

Điều 77. Tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

1. Nhà đầu tư nước ngoài được tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán theo nguyên tắc sau đây:

a) Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và người có liên quan được sở hữu đến 100% vốn điều lệ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và người có liên quan chỉ được sở hữu đến 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;

b) Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân và người có liên quan ch được sở hữu đến 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán, công ty qun lý quỹ đầu tư chứng khoán;

c) Tuân thủ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 74 và điểm c khoản 2 Điều 75 của Luật này.

2. Tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp để sở hữu 100% vn điều lệ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Được cấp phép và có thời gian hoạt động liên tục trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm trong thời hạn 02 năm lin trước năm tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp;

b) Cơ quan cấp phép của nước nguyên xứ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

c) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp và báo cáo tài chính năm gần nhất phải được kiểm toán với ý kiến chấp nhn toàn phần.

3. Công ty chứng khoán, công ty qun lý quỹ nưc ngoài được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 76 và Điều 78 của Luật này.

Điều 78. Văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam

1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài được lập văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng các điu kiện sau đây:

a) Được cấp phép và đang hoạt động hp pháp tại nước nguyên xứ;

b) Cơ quan cấp phép của nưc nguyên xứ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài đang quản lý các quỹ đang đầu tư tại Việt Nam; thời hạn hoạt động còn lại (nếu có) tối thiểu là 01 năm.

2. Phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam bao gồm một, một số hoặc toàn bộ nội dung sau đây:

a) Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc và nghiên cứu thị trường;

b) Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam;

c) Thúc đẩy, giám sát thực hiện các hợp đồng thỏa thuận đã ký kết giữa công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài với các tổ chức kinh tế của Việt Nam;

d) Thúc đẩy, giám sát thực hiện các dự án do công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tài trợ tại Việt Nam.

3. Văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán.

4. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; quản lý, giám sát hoạt động của văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 79. Hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động

1. Chính phủ quy định hồ sơ, thủ tục cp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc từ chối cp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chng khoán Nhà c phải trả lờibng n bn và nêu rõ lý do.

Điều 80. Điều lệ công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

1. Điều lệ công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được trái với quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp.

2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải đăng tải toàn bộ Điều lệ trên trang thông tin điện tử chính thức của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đu tư chứng khoán.

Điều 81. Nội dung Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán

1. Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên công ty;

b) Địa chỉ trụ sở chính;

c) Nghiệp vụ kinh doanh;

d) Vốn điều lệ;

đ) Người đại diện theo pháp luật.

2. Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên chi nhánh, địa chỉ chi nhánh, nghiệp vụ kinh doanh của chi nhánh;

b) Tên công ty mẹ;

c) Địa chỉ trụ s chính của công ty mẹ;

d) Vốn cấp cho chi nhánh;

đ) Giám đốc chi nhánh.

3. Các thay đổi liên quan đến Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chp thuận trước khi thay đổi.

4. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nưc chấp thuận các thay đổi theo quy định tại khoản 3 Điều này, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện đăng ký, thông báo thay đổi có liên quan đến Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Điều 82. Tên của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

1. Tên của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Tên của công ty chứng khoán bao gồm các thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Cụm từ “chứng khoán”;

c) Tên riêng.

3. Tên của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm các thành tố theo th tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Cụm từ “quản lý quỹ”;

c) Tên riêng.

4. Tổ chức không phải là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được phép sử dụng cụm từ “chứng khoán”, “quản lý quỹ” trong tên của tổ chức; không được sử dụng các cụm từ, thuật ngữ khác trong tên của tổ chức nếu việc sử dụng cụm từ, thuật ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về việc tổ chức đó là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều 83. Công bố thông tin hoạt động

Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh, văn phòng đại din công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải công b thông tin hoạt động trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và 01 tờ báo điện tử hoặc báo in trong 03 số liên tiếp ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến chính thức hoạt động. Thông tin bao gồm:

1. Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp;

2. Ngày chính thức hoạt động.

Điều 84. Ngày chính thức hoạt động

1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải chính thức hoạt động trong thời hạn 12 tháng k từ ngày được cấp phép.

2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không được tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán trước ngày chính thức hoạt động.

3. Công ty chng khoán, công ty qun  quỹ đầu tư chng khoán được chính thức hoạt động sau khi đáp ứng các quy định sau đây:

a) Thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 71 của Luật này;

b) Có quy trình hoạt động, quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ;

c) Điều lệ đã được Đại hội đồng c đông, Hội đồng thành viên hoặc ch sở hữu công ty thông qua.

4. Chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được chính thức hoạt động sau khi đáp ứng quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này.

5. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được cấp giấy phép phải thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đáp ứng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này ít nhất là 15 ngày trưc ngày chính thức hoạt động. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ việc chính thức hoạt động khi công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không đáp ứng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Mục 2. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Điều 85. Duy trì các điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán

1. Việc duy trì các điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Công ty chứng khoán phải duy trì và tuân thủ các điều kiện cấp giấy phép theo quy định tại khoản 1, điểm c và điểm d khoản 2, khoản 4 và khon 5 Điều 74 của Luật này;

b) Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam phải duy trì và tuân thủ các điều kiện cấp giấy phép theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 76 của Luật này;

c) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải duy trì và tuân thủ các điều kiện cấp giấy phép theo quy định tại khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điu 75 của Luật này;

d) Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải duy trì và tuân thủ các điều kiện cấp giấy phép theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 76 của Luật này.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này hoặc vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải thông qua phương án khắc phục và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Thời gian thực hiện phương án khắc phc tối đa là 06 tháng đối với điều kiện về vốn chủ sở hữu, ti đa là 03 tháng đi với các điều kiện khác kể từ ngày không đáp ứng điều kiện.

3. Trong thời gian thực hiện phương án khắc phục, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện các biện pháp hạn chế hoạt động sau đây:

a) Công ty chứng khoán không được mở rộng hoạt động kinh doanh; không được chia lợi nhuận; không được mua lại cổ phiếu, trừ việc mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động hoặc do sửa lỗi giao dịch;

b) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán; không được chia lợi nhuận; không được huy động vốn lập quỹ, lập công ty đầu tư chứng khoán; không được tăng vốn điều lệ cho quỹ đóng, quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán đang quản lý; không được ký mới các hợp đồng quản lý đầu tư, ký kéo dài thời hạn hoặc tiếp nhận thêm vốn từ các khách hàng ủy thác hiện tại; không được lập chi nhánh, lập văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài;

c) Chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không được chuyển lợi nhuận của chi nhánh ra nước ngoài.

Điều 86. Hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và chi nhánh, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam

1. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán được cung cấp các dịch vụ sau đây:

a) Nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân; thực hiện phân phi hoặc làm đại lý phân phi chứng khoán; quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán; cung ứng dịch vụ quản lý danh sách người sở hữu chứng khoán cho các doanh nghiệp khác;

b) Cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến; cung cấp hoặc phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán hoặc cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán; cung cấp hoặc phi hp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán; lưu ký chứng khoán; bù trừ và thanh toán chứng khoán; các dịch vụ trên thị trường chứng khoán phái sinh.

2. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được giao dịch chứng khoán trên tài khoản tự doanh chứng khoán và được đầu tư, góp vốn, phát hành, chào bán các sản phẩm tài chính.

3. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán chứng khoán, thực hiện các th tc trước khi chào bán chng khoán; đi lý lưu ký, thanh toán, chuyển nhượng chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu, hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại, mua bán doanh nghiệp; tư vấn quản trị, tư vấn chiến lược doanh nghiệp; tư vấn chào bán, niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán; tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp.

4. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán được ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo quy định tại khoản 32 Điều 4 của Luật này.

5. Ngoài các dịch vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, công ty chứng khoán chỉ được cung cấp dịch vụ tài chính khác phù hp với quy định của pháp luật sau khi báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền tạm ngừng, đình ch việc cung cấp dịch vụ tài chính khác của công ty chứng khoán nếu việc cung cấp dịch vụ đó trái với quy định của pháp luật hoặc gây rủi ro hệ thống thị trường chứng khoán.

6. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được huy động và quản lý các quỹ đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư vào Việt Nam, quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện theo quy định của pháp luật có liên quan, cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến.

7. Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam chỉ được thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán. Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam ch được cung cấp dịch vụ quản lý tài sản cho vốn huy động tại nước ngoài.

8. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh và văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và chi nhánh, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; các dịch vụ được cung cấp, việc tạm ngừng, đình ch việc cung cấp dịch vụ tài chính khác của công ty chứng khoán quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này.

Điều 87. Những hoạt động phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận

1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Tạm ngừng hoạt động, trừ trường hợp tạm ngừng do nguyên nhân bất khả kháng;

b) Chào bán và niêm yết chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty qun lý quỹ đầu tư chứng khoán tại nước ngoài;

c) Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

d) Thành lập, đóng cửa chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài; thành lập công ty con tại nước ngoài; thay đổi nghiệp vụ kinh doanh tại chi nhánh; thành lập, đóng cửa phòng giao dịch;

đ) Thay đổi tên, địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch;

e) Thực hiện dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 86 của Luật này.

2. Chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam khi tạm ngừng hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điu này phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận các hoạt động quy định tại Điều này.

Điều 88. Quản lý tài sản của khách hàng

1. Tài sản của khách hàng do công ty chứng khoán tiếp nhận và quản lý bao gồm tiền gửi giao dịch chứng khoán, chứng khoán lưu ký, lưu giữ tại công ty chứng khoán và các quyền có liên quan là tài sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng, không phải là tài sản của công ty chứng khoán.

2. Tài sản của khách hàng ủy thác trên tài khoản lưu ký của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là tài sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng ủy thác, không phải là tài sản của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

3. Trưng hợp công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán giải thể hoặc bị phá sản, tài sản của khách hàng phải được hoàn trả cho khách hàng sau khi trừ đi nghĩa vụ nợ phải trả của khách hàng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc quản lý tài sản của khách hàng tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều 89. Nghĩa vụ của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam

1. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với người có liên quan.

2. Bảo đảm nhân viên làm việc tại bộ phận nghiệp vụ phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ thực hiện.

3. Thực hiện quản lý tách biệt tài sản của từng khách hàng, tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của công ty chứng khoán.

4. Ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng; cung cấp đy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng.

5. Ưu tiên thc hiện lệnh của khách hàng trước lệnh ca công ty chứng khoán.

6. Thu thập, tìm hiểu thông tin về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhn rủi ro của khách hàng; bảo đảm các khuyến ngh, tư vấn đầu tư của công ty cho khách hàng phải phù hợp với tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của từng khách hàng, trừ trường hợp khách hàng không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin nhưng không đầyđủ, chính xác.

7. Cập nhật, lưu giữ đầy đủ hồ sơ thông tin khách hàng, chng từ và phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch của khách hàng và của công ty chứng khoán.

8. Thực hiện chế độ kế toán, kim toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

9. Thực hiện công b thông tin và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật.

10. Xây dng hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu dự phòng đ bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục.

11. Thực hiện giám sát giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

12. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 90. Nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam

1. Tuân thủ nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 12 Điều 89 của Luật này.

2. Thực hiện hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, qun lý danh mục đầu tư chứng khoán theo quy định của Luật này, Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, hợp đồng ký với khách hàng ủy thác đầu tư và hợp đồng ký với ngân hàng giám sát.

3. Thực hiện việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định tại Điều 106 của Luật này, Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán và hợp đồng ký với khách hàng ủy thác đầu tư.

4. Khi quản lý tài sản ủy thác, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải lưu ký toàn bộ tài sản ủy thác, bảo đảm nguyên tắc độc lập và tách biệt tới tng khách hàng ủy thác, tách biệt tài sản ủy thác và tài sản của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều 91. Hạn chế đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam

1. Không được đưa ra nhn định hoặc bảo đảm với khách hàng về mc thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư của mình hoặc bảo đảm khách hàng không bị thua lỗ, trừ trường hợp đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định.

2. Không được tiết lộ thông tin về khách hàng, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thm quyền.

3. Không được thực hiện hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán.

4. Cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn khi thành lập của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp của mình trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, trừ trường hợp chuyển nhượng giữa các cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn khi thành lập công ty.

5. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện hoạt động kinh doanh, cung cp dịch vụ chứng khoán với danh nghĩa của chính mình; không được sử dụng danh nghĩa tổ chức, cá nhân khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng danh nghĩa của mình để kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán.

6. Công ty chứng khoán không được góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vn góp của 01 công ty chứng khoán khác tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây:

a) Mua để thực hiện hp nhất, sáp nhập;

b) Mua để sở hữu hoặc cùng với người có liên quan (nếu có) sở hữu không quá 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch.

7. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán khác tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây:

a) Mua để thực hiện hp nhất, sáp nhập;

b) Mua để sở hữu hoặc cùng với người có liên quan (nếu có) sở hữu không quá 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch.

Điều 92. An toàn tài chính

1. Công ty chứng khoán, công ty quản  quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải bảo đảm các chỉ tiêu an toàn tài chính.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đi với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt và áp dụng các biện pháp xử lý đối với trường hợp không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.

Mục 3. TỔ CHỨC LẠI, ĐÌNH CHỈ VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

Điều 93. Tổ chức lại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

1. Việc tổ chức lại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi thực hiện. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận việc tổ chức lại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Trường hợp từ chi, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả li bng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện việc tổ chức lại theo quy định của Luật Doanh nghiệp và phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Việc tổ chc lại không được ảnh hưng đến quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, bảo đảm việc giao dịch liên tục, thông suốt và an toàn;

b) Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hình thành sau tổ chức lại kế thừa quyền và nghĩa vụ của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tham gia tổ chức lại theo quy định của pháp luật;

c) Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện việc tổ chức lại phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin cho khách hàng.

3. Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

4. Công ty hình thành sau tổ chức lại phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp, điều chỉnh Giy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán theo quy định của Luật này.

Điều 94. Đình chỉ hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam

1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đình chỉ một, một số hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a) Hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán có thông tin sai sự thật;

b) Không khắc phục được tình trạng theo quy định tại Điều 92 của Luật này;

c) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong giấy phép;

d) Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này hoặc điều kiện vn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu sau thời hạn khắc phục quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật này.

2. Sau 06 tháng kể từ ngày quyết định đình chỉ có hiệu lực, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán bị đình chỉ trong trường hợp công ty chứng khoán không khắc phục được tình trạng bị đình chỉ quy định tại điểm b hoặc điểm d khoản 1 Điều này.

3. Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản  quỹ nưc ngoài tại Việt Nam phải thực hiện các biện pháp khc phục hoặc hạn chế hoạt động sau đây:

a) Không được ký mới, gia hạn các hợp đồng có liên quan đến các nghiệp vụ kinh doanh bị đình ch hoạt động; phải thực hiện tt toán, chuyển tài khoản theo yêu cầu của khách hàng (nếu có);

b) Có phương án khắc phục và báo cáo tình hình thực hiện phương án theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

c) Trường hợp bị đình chỉ nghiệp vụ tự doanh, công ty chứng khoán ch được bán, không được tăng thêm các khoản đầu tư kinh doanh, trừ trường hợp buộc mua để sửa lỗi giao dịch, giao dịch lô lẻ hoặc thực hiện các quyền có liên quan đến chứng khoán đang nắm giữ theo quy định của pháp luật.

Điều 95. Thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam

1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán trong các trường hợp sau đây:

a) Không chính thức hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép; không khôi phục được hoạt động sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoạt động đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận; không tiến hành hoạt động nghiệp vụ quản lý quỹ trong thời hạn 02 năm liên tục;

b) Có văn bản đề nghị rút Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;

c) Công ty chứng khoán bị rút toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 94 của Luật này; công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không khắc phục được tình trạng bị đình chỉ hoạt động quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều 94 của Luật này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị đình chỉ hoạt động;

d) Không khắc phục được các vi phạm quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điu 94 của Luật này trong thời hạn 60 ngày k t ngày bị đình chỉ hoạt động;

đ) Giải thể, phá sản, hp nhất, bị chia, bị sáp nhập.

2. Đi với trường hợp thu hồi giấy phép quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền ch định công ty chứng khoán, công ty qun lý quỹ đầu tư chứng khoán khác thay thế để hoàn tất các giao dịch, hợp đồng của công ty bị thu hồi giấy phép; trong trường hợp này, quan hệ ủy quyền mặc nhiên được xác lập giữa hai công ty.

3. Khi bị thu hồi giấy phép, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty qun lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện theo các quy định sau đây:

a) Chấm dứt ngay mọi hoạt động ghi trong giấy phép và thông báo trên 01 tờ báo điện tử hoặc báo in trong 03 số liên tiếp;

b) Thực hiện việc tất toán tài sản của khách hàng do công ty chứng khoán tiếp nhận và quản lý, tài sản của khách hàng ủy thác trên tài khoản lưu ký của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;

c) Báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau khi hoàn thành nghĩa vụ tất toán tài sản của khách hàng.

4. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm công bố thông tin về việc thu hồi giấy phép và thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điều 96. Giải thể, phá sản công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam

1. Việc giải thể công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp.

2. Chính phủ quy định chi tiết việc tất toán tài sản của khách hàng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 95 của Luật này; hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.

3. Việc phá sản công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

Mục 4. HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN

Điều 97. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán

1. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm các loại sau đây:

a) Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán;

b) Chng ch hành nghề phân tích tài chính;

c) Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.

2. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang bị truy cu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật;

b) Có trình độ từ đại học tr lên;

c) Có trình độ chuyên môn về chứng khoán;

d) Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp. Người nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc những người đã hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài phải đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Việt Nam.

3. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong các trường hợp sau đây:

a) Không còn đáp ứng điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Vi phạm quy định tại Điều 12, khoản 2 Điều 98 của Luật này;

c) Không hành nghề chứng khoán trong 03 năm liên tục.

4. Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này không được cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

5. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán và việc quản lý, giám sát người hành nghề chứng khoán.

Điều 98. Trách nhiệm của người hành nghề chứng khoán

1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ được hành nghề chứng khoán với tư cách đại diện cho công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam hoặc công ty đầu tư chứng khoán.

2. Người hành nghề chứng khoán không được thc hiện các hành vi sau đây:

a) Đồng thời làm việc cho từ 02 công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán tr lên;

b) Mở, quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán nơi mình không làm việc, trừ trường hợp công ty chứng khoán nơi mình đang làm việc không có nghiệp vụ môi giới chứng khoán;

c) Thực hiện hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán nơi mình đang làm việc.

3. Người hành nghề chứng khoán phải tham gia các khóa tập huấn về pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, hệ thống giao dịch, loại chứng khoán mới do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tổ chức.

4. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán chịu trách nhiệm về hoạt động nghiệp vụ của người hành nghề chứng khoán.

Chương VII

QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ NGÂN HÀNG GIÁM SÁT

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Điều 99. Các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán

1. Quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm quỹ đại chúng và quỹ thành viên.

2. Quỹ đại chúng bao gồm quỹ mở và quỹ đóng.

Điều 100. Thành lập và tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán

1. Việc thành lp và chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng của quỹ đại chúng do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định tại Điều 108 của Luật này và phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Việc thành lập quỹ thành viên do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thc hiện theo quy định tại Điều 113 của Luật này và phải báo cáo y ban Chứng khoán Nhà nước.

3. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục về chào bán, thành lập, tổ chức lại, giải thể các quỹ đầu tư chứng khoán quy định tại Điều 99 và Điều 114 của Luật này.

4. Hoạt động của các loại hình quỹ quy định tại Điều 99 và Điều 114 của Luật này thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 101. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán

1. Nhà đầu tư có các quyền sau đây:

a) Hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán tương ứng với tỷ lệ vốn góp;

b) Hưởng các lợi ích và tài sản được chia hp pháp từ việc thanh lý tài sản quỹ đầu tư chứng khoán;

c) Yêu cầu công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mua lại chứng chỉ quỹ m;

d) Khởi kiện công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát hoặc tổ chức liên quan nếu tổ chức này vi phạm quyền, lợi ích hp pháp của mình;

đ) Thực hiện quyền của mình thông qua Đại hội nhà đầu tư;

e) Chuyển nhượng chứng chỉ quỹ theo quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;

g) Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

2. Nhà đầu tư có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành quyết định của Đại hội nhà đầu tư;

b) Thanh toán đủ tiền mua chứng chỉ quỹ;

c) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều 102. Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán

1. Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm tất cả các nhà đầu tư, là cơ quan quyết định cao nhất của quỹ đu tư chứng khoán.

2. Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch và thành viên Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán;

b) Quyết định mức thù lao và chi phí hoạt động của Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán;

c) Quyết định các thay đổi  bản trong chính sách đầu tư, phương án phân phối lợi nhuận và mục tiêu đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán; quyết định thay đổi công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát; thay đổi mức phí trả cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát;

d) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;

đ) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể quỹ đầu tư chứng khoán; thay đổi vốn điều lệ, thay đổi thời hạn hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán;

e) Yêu cầu công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát xuất trình sổ sách hoặc giấy tờ giao dịch tại Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán;

g) Thông qua các báo cáo về tình hình tài chính, tài sản và hoạt động hằng năm ca quỹ đầu tư chứng khoán; thông qua việc lựa chọn t chức kiểm toán được chấp thuận để kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm của quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức định giá độc lập (nếu có);

h) Xử lý vi phạm của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát và Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán gây tổn thất cho quỹ đầu tư chứng khoán;

i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

3. Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán được triệu tập hằng năm hoặc bất thường.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc triệu tập, thể thức tiến hành và thông qua quyết định của Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều 103. Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán

1. Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán dự thảo và được Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán thông qua.

2. Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán có các nội dung ch yếu sau đây:

a) Tên quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát;

b) Ngày thành lập quỹ đầu tư chứng khoán;

c) Mục tiêu hoạt động; lĩnh vực đầu tư; thi hạn hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán;

d) Vốn góp và quy định về thay đổi vốn điều lệ của quỹ đầu tư chứng khoán;

đ) Quyền và nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát; các trường hợp thay đổi công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát; quy đnh về việc ủy quyền cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán ký hợp đồng giám sát với ngân hàng giám sát;

e) Quy định về Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán, Đại hội nhà đầu tư quỹ đu tư chứng khoán;

g) Các hạn chế đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán;

h) Quy định về việc đăng ký sở hữu chứng chỉ quỹ và lưu giữ sổ đăng ký nhà đu tư của quỹ đầu tư chứng khoán;

i) Quy định về việc lựa chọn ngân hàng giám sát; lựa chọn và thay đổi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;

k) Quy định về chuyển nhượng, phát hành, mua lại chứng chỉ quỹ mở; quy định về việc niêm yết chứng chỉ quỹ đóng;

l) Các loại chi phí và thu nhập của quỹ đầu tư chứng khoán; mức phí, thưởng đối vi công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát; các trường hợp và phương pháp phân chia thu nhập của quỹ đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư;

m) Phương thức xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán, giá trị tài sản ròng của mi chứng chỉ quỹ;

n) Quy định về giải quyết xung đột lợi ích;

o) Quy định về chế độ báo cáo;

p) Quy định về giải thể quỹ đầu tư chứng khoán;

q) Cam kết của ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán về việc thực hiện nghĩa vụ với quỹ đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư và tuân thủ Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;

r) Thể thc tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mẫu Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều 104. Giải thể quỹ đầu tư chứng khoán

1. Quỹ đầu tư chứng khoán giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;

b) Đại hội nhà đầu tư quyết định giải thể quỹ đầu tư chứng khoán trước khi kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;

c) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán hoặc bị giải thể, phá sản mà Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán không xác lập được công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thay thế trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày phát sinh sự kiện;

d) Ngân hàng giám sát bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, bị giải thể, phá sản hoặc hợp đồng giám sát gia ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán bị chấm dứt mà công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không xác lập được ngân hàng giám sát thay thế trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày phát sinh sự kiện;

đ) Giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán xuống dưới 10 tỷ đồng liên tc trong 06 tháng;

e) Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

2. Trong thời hạn 03 tháng trước ngày tiến hành giải thể theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quỹ đầu tư chứng khoán thuộc trường hợp giải thể theo quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều này, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc ngân hàng giám sát và Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán phải triệu tập Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán để thông qua phương án giải thể quỹ đầu tư chứng khoán.

3. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm hoàn tt việc thanh lý tài sản quỹ và phân chia tài sản quỹ cho nhà đầu tư theo phương án được Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán thông qua.

4. Tiền thu được từ thanh lý tài sản quỹ đầu tư chứng khoán và các tài sản còn lại sau khi trừ chi phí giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a) Nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;

b) Các khoản phải trả cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát, các khoản phải trả khác;

c) Phần còn lại được dùng để thanh toán cho nhà đầu tư tương ng với tỷ lệ góp vn của nhà đầu tư trong quỹ đầu tư chứng khoán.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc giải thể quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả giải thể quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều 105. Hợp nhất, sáp nhập quỹ đầu tư chứng khoán

Quỹ đầu tư chứng khoán được hp nhất, sáp nhập với một quỹ khác cùng loại hình theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ thành viên hình thành sau hợp nhất, sáp nhập có s thành viên không vượt quá 99 thành viên.

Điều 106. Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán

1. Việc xác định giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện và được ngân hàng giám sát xác nhận; việc xác nhận giá trị tài sản ròng đối với quỹ thành viên do ngân hàng giám sát hoặc ngân hàng lưu ký thực hiện.

2. Việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

a) Đối với chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch, giá của các chứng khoán được xác định là giá đóng cửa hoặc giá trung bình của ngày giao dịch gần nhất trước ngày định giá;

b) Đối với các tài sản là chứng khoán quy định tại điểm a khoản này nhưng không có giao dịch nhiều hơn 15 ngày tính đến ngày định giá hoặc không phải là chứng khoán quy định tại điểm a khoản này, việc xác định giá trị tài sản phải dựa trên quy trình và phương pháp xác định giá trị tài sản được nêu rõ trong Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán. Quy trình và phương pháp định giá phải được ngân hàng giám sát xác nhận và Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán, Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán phê chun. Các bên tham gia định giá tài sản phải độc lập với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát hoặc ngân hàng lưu ký;

c) Các tài sản bằng tiền bao gồm cổ tức, trái tc, tiền lãi được tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán tại thời điểm xác định.

3. Giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán phải được công bố công khai định kỳ theo quy định tại khoản 1 Điều 124 của Luật này.

Điều 107. Báo cáo về quỹ đầu tư chứng khoán

Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước định kỳ và bất thường về danh mục đầu tư, hoạt động đầu tư, tình hình tài chính của quỹ đầu tư chứng khoán.

Mục 2. QUỸ ĐẠI CHÚNG VÀ QUỸ THÀNH VIÊN

Điều 108. Huy động vốn để thành lập quỹ đại chúng

1. Việc huy động vốn của quỹ đại chúng được công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng có hiệu lực. Quỹ đại chúng được thành lập khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có ít nhất 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mua chứng chỉ quỹ, trừ quỹ hoán đi danh mục;

b) Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đã bán đạt ít nhất là 50 tỷ đồng.

2. Toàn bộ vốn góp của nhà đầu tư phải được phong tỏa tại một tài khoản riêng đặt dưới sự kiểm soát của ngân hàng giám sát và không được sử dụng cho đến khi hoàn tất đợt huy động vốn. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quhuy động vốn có xác nhận của ngân hàng giám sát trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc huy động vn.

3. Trường hp việc huy động vn của quỹ đại chúng không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này thì công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải hoàn trả cho nhà đầu tư mọi khoản tiền đã đóng góp trong thi hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc huy động vốn. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải chịu mọi chi phí và nghĩa vụ tài chính khác phát sinh từ việc huy động vốn.

Điều 109. Ban đại diện quỹ đại chúng

1. Ban đại diện quỹ đại chúng đại diện cho quyền lợi của nhà đầu tư, do Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán bầu. Quyền và nghĩa vụ của Ban đại diện quỹ đại chúng được quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

2. Quyết định của Ban đại diện quỹ đại chúng được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán. Mỗi thành viên Ban đại diện quỹ đại chúng có 01 phiếu biu quyết.

3. Ban đại diện quỹ đại chúng có từ 03 đến 11 thành viên, trong đó có ít nhất hai phần ba số thành viên Ban đại diện quỹ là thành viên độc lập, không phải là người có liên quan của công ty qun lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát.

4. Nhiệm kỳ, tiêu chuẩn, số lượng thành viên, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và bãi nhiệm, bổ sung thành viên Ban đại diện quỹ đại chúng, Chủ tịch Ban đại diện quỹ đại chúng, điều kiện, thể thức họp và thông qua quyết định của Ban đại diện quỹ đại chúng được quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều 110. Hạn chế đối với quỹ đại chúng

1. Công ty quản lý quỹ đầu tư chng khoán không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ đại chúng để thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính quỹ đại chúng đó;

b) Đầu tư vào chứng khoán của 01 tổ chức phát hành quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, trừ trái phiếu Chính phủ;

c) Đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào chứng khoán đang lưu hành của 01 tổ chức phát hành, trừ trái phiếu Chính phủ;

d) Đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ đóng vào bất động sản, trừ trường hợp là quỹ đầu tư bất động sản; đầu tư vốn của quỹ mở vào bất động sản;

đ) Đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ;

e) Cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào;

g) Các hạn chế đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán khác và đối với từng loại hình quỹ cụ thể được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được phép vay để tài trợ cho hoạt động của quỹ đại chúng, trừ trường hợp vay ngn hạn theo quy định của pháp luật về ngân hàng để trang trải các chi phí cn thiết cho quỹ đại chúng hoặc thực hiện thanh toán các giao dịch chứng chỉ quỹ với nhà đầu tư. Tổng giá trị các khoản vay ngắn hạn của quỹ đại chúng không được quá 5% giá trị tài sản ròng của quỹ đại chúng tại mọi thời điểm và thời hạn vay tối đa là 30 ngày.

3. Cơ cấu đầu tư của quỹ đại chúng chỉ được vượt mức so với hạn chế đầu tư trong trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, đ và g khoản 1 Điều này và chỉ do nguyên nhân sau đây:

a) Biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ;

b) Thực hiện các khoản thanh toán của quỹ theo quy định của pháp luật;

c) Hoạt động hợp nhất, sáp nhập các tổ chức phát hành;

d) Quỹ mới được cấp phép thành lập hoặc do tách quỹ, hợp nhất quỹ, sáp nhập quỹ mà thời gian hoạt động chưa quá 06 tháng kể từ ngày được cp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ;

đ) Quỹ đang trong thời gian giải thể.

4. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có nghĩa vụ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin về việc vượt mức các hạn chế đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày phát sinh vượt mức hạn chế đầu tư, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư để bảo đảm các hạn mức đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 111. Quỹ mở

1. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thay mặt quỹ mở thực hiện mua lại chứng chỉ quỹ mở từ nhà đầu tư và phát hành thêm chứng chỉ quỹ m trong phạm vi vốn góp tối đa của quỹ theo tần suất và thời gian cụ thể được quy định trong Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

2. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải thay mặt quỹ mở thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ m khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

a) Không thể thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở do nguyên nhân bất khả kháng;

b) Không thể xác định giá trị tài sản ròng của quỹ mở vào ngày định giá mua lại do có quyết định đình ch giao dịch chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ;

c) Sự kiện khác do Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán quy định.

3. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải báo cáo y ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 24 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 2 Điều này và phải tiếp tục thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở sau khi sự kiện này chấm dứt.

Điều 112. Quỹ đóng

1. Việc tăng vốn của quỹ đóng phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán có quy định việc tăng vốn của quỹ;

b) Lợi nhuận của quỹ trong năm liền trước năm đề nghị tăng vốn phải là số dương;

c) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 02 năm, tính đến thời điểm đề nghị tăng vốn;

d) Phương án phát hành thêm chứng chỉ quỹ đóng phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua.

2. Chứng chỉ quỹ đóng chỉ được phát hành cho nhà đầu tư hiện hữu của quỹ thông qua phát hành quyền mua chứng chỉ quỹ đóng được chuyn nhượng. Trường hợp nhà đầu tư hiện hữu không mua hết quyền mua thì được phát hành cho nhà đầu tư bên ngoài.

3. Việc thay đổi thời hạn hoạt động của quỹ đóng phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Việc thay đổi thời hạn hoạt động của quỹ đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua;

b) Trường hợp gia hạn thời hạn hoạt động, giá trị tài sản ròng của quỹ tại kỳ định giá gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ gia hạn không thấp hơn 50 tỷ đồng.

Điều 113. Thành lập quỹ thành viên

1. Quỹ thành viên do các thành viên góp vốn thành lập trên cơ sở hợp đồng góp vốn.

2. Việc thành lập quỹ thành viên phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Vốn góp tối thiểu là 50 tỷ đng;

b) Có từ 02 đến 99 thành viên góp vốn và ch bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

c) Do 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý;

d) Tài sản của quỹ thành viên được lưu ký tại 01 ngân hàng lưu ký độc lập vi công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

Mục 3. CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Điều 114. Công ty đầu tư chứng khoán

1. Công ty đầu tư chứng khoán Ià quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức theo loại hình công ty cphần để đầu tư chứng khoán. Công ty đầu tư chứng khoán có hai hình thức là công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ và công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán. Sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, công ty đầu tư chứng khoán thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Điều 115. Thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán

1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chng khoán bao gồm:

a) Có vốn tối thiểu là 50 tỷ đồng;

b) Tổng giám đốc (Giám đốc) và nhân viên làm việc tại bộ phận nghiệp vụ có chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong trường hợp công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn đầu tư.

2. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Các hạn chế đầu tư quy định tại Điều 110 của Luật này;

b) Các nội dung liên quan đến định giá tài sản và chế độ báo cáo quy định tại Điều 106 và Điều 107 của Luật này;

c) Các nghĩa vụ của công ty đại chúng quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 và khoản 2 Điều 34 của Luật này;

d) Tài sản của công ty đầu tư chứng khoán phải được lưu ký tại 01 ngân hàng giám sát.

Mục 4. NGÂN HÀNG GIÁM SÁT

Điều 116. Ngân hàng giám sát

1. Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, thực hiện các dịch vụ lưu ký và giám sát việc quản lý quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán.

2. Ngân hàng giám sát thực hiện giám sát các hoạt động của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán trong phạm vi liên quan ti quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán mà ngân hàng cung cấp dịch vụ giám sát. Ngân hàng giám sát có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 56 của Luật này;

b) Thực hiện lưu ký tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán; quản lý tách biệt tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán và các tài sản khác của ngân hàng giám sát;

c) Giám sát để bảo đảm công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý quỹ đại chúng, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty đầu tư chứng khoán quản lý tài sản của công ty đầu tư chứng khoán tuân thủ quy định của Luật này và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;

d) Thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tài sản liên quan đến hoạt động của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán theo yêu cầu hợp pháp của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty đầu tư chứng khoán;

đ) Xác nhận báo cáo do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán lập có liên quan đến quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán;

e) Giám sát việc tuân thủ chế độ báo cáo và công bố thông tin của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của Luật này;

g) Báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi phát hiện công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;

h) Định kỳ cùng công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán đối chiếu sổ kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động giao dịch của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán;

i) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.

Điều 117. Hạn chế đối với ngân hàng giám sát

1. Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên của ngân hàng giám sát làm nhiệm vụ giám sát hoạt động và bảo qun tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán không được là người có liên quan hoặc có quan hệ sở hữu, vay hoặc cho vay với công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và ngược lại.

2. Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên của ngân hàng giám sát làm nhiệm vụ giám sát hoạt động và bảo quản tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán không được là đối tác mua, bán trong giao dịch mua, bán tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán.

Chương VIII

CÔNG BỐ THÔNG TIN

Điều 118. Đối tượng công bố thông tin

1. Các đối tượng công bố thông tin bao gồm:

a) Công ty đại chúng;

b) Tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng;

c) Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp;

d) Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam;

đ) Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

e) Cổ đông ln, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu  quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng;

g) Cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của công ty đại chúng, công ty đu tư chứng khoán đại chúng;

h) Người nội bộ của công ty đại chúng, người nội bộ của quỹ đại chúng, công ty đu tư chứng khoán đại chúng theo quy định tại khoản 45 Điều 4 của Luật này và người có liên quan của người nội bộ;

i) Nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng;

k) Đối tượng khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc công bố thông tin của từng đối tượng quy định ti khon 1 Điều này.

3. Đối với công ty đại chúng là t chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, việc công bố thông tin thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phù hp với mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.

Điều 119. Nguyên tắc công bố thông tin

1. Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời.

2. Đối tượng công bố thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin công bố. Trường hợp có thay đổi nội dung thông tin đã công bố, đối tượng công bố thông tin phải công bố kịp thời, đầy đủ nội dung thay đổi và lý do thay đổi so với thông tin đã công bố trước đó.

3. Đối tượng quy định tại Điều 118 của Luật này khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và tổ chức nơi chứng khoán đó niêm yết, đăng ký giao dịch về nội dung thông tin công bố.

4. Việc công bố thông tin của tổ chức phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Việc công bố thông tin của cá nhân do cá nhân tự thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức hoặc cá nhân khác thực hiện.

5. Đối tượng công bố thông tin có trách nhiệm bảo qun, lưu giữ thông tin đã công bố, báo cáo theo quy định của pháp luật.

Điều 120. Công bố thông tin của công ty đại chúng

1. Công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về một hoặc một số nội dung sau đây:

a) Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo tài chính 06 tháng đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, báo cáo tài chính quý;

b) Báo cáo thường niên;

c) Báo cáo tình hình quản trị công ty;

d) Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thưng niên;

đ) Thông tin khác theo quy định của pháp luật.

2. Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

a) Tài khoản của công ty tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong ta theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến tài khoản thanh toán; tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa trong các trường hợp quy định tại điểm này;

b) Tạm ngừng kinh doanh; thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung hoặc bị đình chỉ, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động;

c) Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông bất thường theo quy định của pháp luật;

d) Quyết định mua lại c phiếu của công ty; ngày thực hiện quyền mua cổ phần của người sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phần hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổithành cổ phiếu và các quyết định liên quan đến việc chào bán, phát hành chứng khoán;

đ) Quyết định về việc tổ chức lại doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp; chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; thành lập, giải thể công ty con, công ty liên kết, giao dịch dẫn đến một công ty trở thành hoặc không còn là công ty con, công ty liên kết; thành lập, đóng cửa chi nhánh, văn phòng đại diện;

e) Quyết định thay đổi kỳ kế toán, chính sách kế toán áp dụng; kết qu điều chỉnh hồi tố báo cáo tài chính; ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán đi với báo cáo tài chính; việc lựa chọn hoặc thay đổi công ty kiểm toán;

g) Thay đổi, bổ nhiệm mới người nội bộ;

h) Quyết định mua, bán tài sản hoặc thực hiện các giao dịch có giá tr lớn hơn 15% tổng tài sản của công ty căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được soát xét;

i) Có quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật liên quan đến hoạt động của công ty; thông báo của Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp;

k) Có quyết định khởi t đối với công ty, người nội bộ của công ty;

l) Được chấp thuận hoặc bị hủy bỏ niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài;

m) Sự kiện khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3. Công ty đại chúng phải công bố thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

a) Sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;

b) Có thông tin liên quan đến công ty ảnh hưởng ln đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó.

Điều 121. Công bố thông tin của tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng

1. Tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng phải công bố thông tin định kỳ các nội dung sau đây:

a) Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;

b) Báo cáo thường niên;

c) Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên đối với tổ chức phát hành là công ty cổ phần;

d) Báo cáo sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán đã được kiểm toán;

đ) Thông tin khác theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng phải công b thông tin bất thường khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 2 Điều 120 của Luật này.

3. Tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng phải công b thông tin theo yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này.

Điều 122. Công bố thông tin của tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp

1. Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp là công ty đại chúng thực hiện công b thông tin theo quy định tại Điều 120 của Luật này.

2. Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp không thuộc đi tưng quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện công bố thông tin như sau:

a) Công bố định kỳ báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và báo cáo thường niên;

b) Công bố thông tin bất thường theo quy định tại khoản 2 Điều 120 của Luật này;

c) Công b thông tin theo yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này.

Điều 123. Công bố thông tin của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam

1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nưc ngoài tại Việt Nam thực hiện công bố thông tin định kỳ các nội dung sau đây:

a) Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo tài chính 06 tháng đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, báo cáo tài chính quý;

b) Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày 30 tháng 6 đã được soát xét và tại ngày 31 tháng 12 đã được kiểm toán bi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;

c) Báo cáo thường niên;

d) Báo cáo tình hình qun trị công ty;

đ) Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là công ty cổ phần;

e) Thông tin khác theo quy định của pháp luật.

2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện công b thông tin bất thường theo quy đnh tại khoản 2 Điều 120 của Luật này và khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

a) Có quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với công ty, chi nhánh, người hành nghề chứng khoán của công ty, chi nhánh; Tng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn, thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán;

b) Có quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đặt công ty vào diện cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt hoặc đưa ra khỏi diện cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt; đình chhoạt động, tạm ngừng hoạt động hoặc chấm dứt tình trạng đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động;

c) Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận việc thành lập, đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện  trong nước hoặc nước ngoài, việc đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

3. Công ty chứng khoán phải công b thông tin tại trụ sở chính, các chi nhánh và phòng giao dịch về các nội dung liên quan đến phương thức giao dịch, đt lệnh, ký quỹ giao dịch, thời gian thanh toán, phí giao dịch, các dịch vụ cung cấp và danh sách những người hành nghề chứng khoán của công ty. Trường hợp cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ, công ty chứng khoán phải thông báo các điều kiện cung cp dịch vụ bao gồm yêu cầu về t lệ ký quỹ, lãi suất vay, thời hạn vay, phương thức thực hiện lệnh gọi ký quỹ b sung, danh mục chứng khoán thực hiện giao dịch ký quỹ.

4. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam công b thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con khi có thông tin liên quan đến công ty, chi nhánh ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Điều 124. Công bố thông tin về quỹ đại chúng

1. Công ty qun lý quỹ đầu tư chứng khoán công bố thông tin định kỳ về các nội dung sau đây của quỹ đại chúng:

a) Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo tài chính 06 tháng đã được soát xét bi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, báo cáo tài chính quý;

b) Báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng;

c) Báo cáo hoạt động đầu tư;

d) Báo cáo tổng kết hoạt động quản lý quỹ.

2. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán công bố thông tin bất thường về quỹ đại chúng khi xy ra một trong các sự kiện sau đây:

a) Thông qua quyết định của Đại hội nhà đầu tư;

b) Quyết định thay đổi vốn điều lệ của quỹ đóng;

c) B thu hồi Giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng ra công chúng;

d) Bị đình ch, hủy b đợt chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng; quỹ đại chúng chào bán không thành công;

đ) Sửa đổi Điều lệ, Bản cáo bạch;

e) Thay đổi, bổ nhiệm mới người nội bộ của quỹ đại chúng; có quyết định khởi tố người nội bộ của quỹ đại chúng;

g) Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, thay đổi thời hạn hoạt động, thanh lý tài sản của quỹ đại chúng;

h) Sự kiện khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán công bố thông tin về quỹ đại chúng theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

a) Có thông tin liên quan ảnh hưởng đến việc chào bán, giá chứng chỉ quỹ đại chúng;

b) Có thay đổi bất thường về giá, khối lượng giao dịch chứng chỉ quỹ đại chúng.

Điều 125. Công bố thông tin về công ty đầu tư chứng khoán đại chúng

1. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán công bố thông tin định kỳ các nội dung sau đây về công ty đầu tư chứng khoán đại chúng:

a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 124 của Luật này;

b) Báo cáo tổng kết hoạt động quản lý công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;

c) Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên.

2. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán công bố thông tin bất thường về công ty đầu tư chứng khoán đại chúng khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

a) Bị đình ch, hủy bỏ đợt chào bán cổ phiếu của công ty đu tư chứng khoán đại chúng;

b) Tạm ngng giao dịch cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;

c) Sự kiện quy định tại các điểm a, c, e và m khoản 2 Điều 120 và các điểm đ, e và g khoản 2 Điều 124 của Luật này.

3. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán công bố thông tin về công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này.

Điều 126. Công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam

1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con phải công bố các thông tin sau đây:

a) Thông tin về tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;

b) Thông tin về tổ chức có chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch; thông tin về thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;

c) Thông tin về giao dịch chứng khoán;

d) Thông tin khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải công bố các thông tin sau đây:

a) Thông tin về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

b) Thông tin liên quan đến hoạt động quản lý, giám sát thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

c) Thông tin về hoạt động đăng ký, lưu ký chứng khoán;

d) Thông tin khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 127. Công bố thông tin của cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng

1. Tổ chức, cá nhân, nhóm người có liên quan, nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan phảing b thông tin khi trở thành hoặc không còn là cổ đông lớn của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

2. Tổ chức, cá nhân, nhóm người có liên quan, nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn phải công bố thông tin khi có thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu qua các ngưỡng 1% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết phát sinh do công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình hoặc phát hành thêm cổ phiếu;

b) Quỹ hoán đổi danh mục thực hiện giao dịch hoán đổi;

c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

4. Nhà đầu tư, nhóm người có liên quan, nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan phải công bố thông tin khi sở hữu từ 5% trở lên hoặc không còn sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng.

5. Nhà đầu tư, nhóm người có liên quan, nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan nắm giữ từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng phải công b thông tin khi có thay đổi tỷ lệ sở hữu qua các ngưỡng 1% chứng chỉ quỹ của quỹ đóng.

Điều 128. Công bố thông tin của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ

1. Người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng và người có liên quan của các đối tượng này phải công b thông tin trước và sau giao dịch hoặc khi có thay đổi sở hữu đối với cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đi với trường hợp quỹ hoán đổi danh mục thực hiện giao dịch hoán đổi hoặc giá trị chứng khoán giao dịch chưa đạt giá trị tối thiểu phải công bố thông tin và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Chương IX

THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Điều 129. Thanh tra chứng khoán

1. Thanh tra chứng khoán là thanh tra chuyên ngành về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Thanh tra chứng khoán có Chánh thanh tra, các Phó Chánh thanh tra và các Thanh tra viên.

3. Thanh tra chứng khoán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Tài chính, hoạt động theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định của Luật này.

4. Thanh tra chứng khoán có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

d) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 130. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán

1. Trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu, dữ liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu đó hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, đến làm việc liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra;

b) Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch trên tài khoản của khách hàng đối với các trường hợp có dấu hiệu thực hiện hành vi bị nghiêm cm quy định tại Điều 12 của Luật này. Trình tự, thủ tc yêu cầu và cung cấp thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân hàng;

c) Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông cung cấp tên, địa ch, số máy gọi, số máy được gọi, thời gian gọi để xác minh, xử lý hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 12 của Luật này. Trình tự, thủ tục yêu cầu và cung cấp thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về viễn thông.

2. Việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu, giải trình, đến làm việc theo quy định tại khoản 1 Điu này phải được Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt và được thực hiện bằng văn bản, nêu rõ mục đích, căn cứ, nội dung, phạm vi yêu cầu.

3. Các thông tin, tài liệu, dữ liệu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp viễn thông cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được bảo mật theo quy định của pháp luật và ch được phép sử dụng cho mục đích thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân liên quan.

4. Trong giám sát, phát hiện, xử lý các vi phạm về chứng khoán mang tính xuyên biên giới có liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phi hợp thanh tra, điều tra, xác minh, thu thập và chia sẻ thông tin với cơ quan quản lý thị trường chứng khoán các nước.

Điều 131. Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu, giải trình, đến làm việc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 130 của Luật này.

3. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm phối hợp, gửi thông tin về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp có liên quan, thông tin khác theo đề nghị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

4. Cơ quan thuế có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin của công ty đại chúng về đăng ký thuế, đóng mã số thuế, mở lại mã số thuế, ngừng hoạt động, tạm ngng kinh doanh có thời hạn, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, kết quả xử lý vi phạm pháp luật về thuế, quyết định cưỡng chế nợ thuế, thông tin khác theo đề nghị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin, tài liệu, dữ liệu mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu khi có căn cứ cho rằng việc yêu cầu cung cấp là trái quy định tại Điều 130 của Luật này hoặc thông tin, tài liệu, dữ liệu được yêu cầu không liên quan đến đối tượng thanh tra, kiểm tra, đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trong trường hợp không cung cấp được, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước biết và nêu rõ lý do.

Điều 132. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định ca Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3. Mức phạt tiền tối đa trong x phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của Luật này là 10 lần khoản thu trái pháp luật có được từ hành vi vi phạm. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 4 Điều này thì áp dng mc phạt tiền tối đa quy định tại khoản 4 Điều này. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phương pháp tính khoản thu trái pháp luật có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

4. Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối vi các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 03 tỷ đồng.

5. Mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này được áp dụng đối với tổ chức; cá nhân thực hiện cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.

6. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Chánh Thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành chứng khoán có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.

7. Chính phủ quy định thẩm quyền, mức phạt và hình thc xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.

Điều 133. Giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại

1. Trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bị xâm phạm hoặc có tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam thì việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp hoặc giải quyết tranh chấp được thc hiện thông qua thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Chủ thể xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà gây thiệt hại thì phải bi thường, thực hiện các trách nhiệm dân sự khác theo thỏa thuận, theo quy định của Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Thẩm quyền, thủ tục để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 134. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

2. Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 và Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một s điều của Luật Chứng khoán hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 135. Quy định chuyển tiếp

1. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nưc ngoài tại Việt Nam đã được cấp giấy phép trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện cấp phép theo quy định sau đây:

a) Công ty chứng khoán phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện cấp phép theo quy định tại khoản 1, điểm c và điểm d khoản 2, khoản 4, khon 5 Điu 74 của Luật này;

b) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện cấp phép theo quy định tại khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 75 của Luật này;

c) Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện cấp phép theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 76 của Luật này;

d) Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện cấp phép theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 76 của Luật này.

2. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nướcngoài tại Việt Nam đã được cấp giấy phép trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 71 của Luật này; không phải thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, trừ trường hợp có yêu cầu.

Sau 02 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹđầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp giấy phép trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép theo quy định của Luật này.

3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân khác đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán cấp phép, chấp thuận trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì không phải thực hiện thủ tục cấp phép, chấp thuận lại theo quy định của Luật này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đăng ký, đề nghị cấp phép, chấp thuận đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nhưng đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa được cấp phép hoặc chưa được chấp thuận thì phải thực hiện theo quy định của Luật này.

4. Công ty đại chúng có cổ phiếu đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà vẫn đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một s điều theo Luật s 62/2010/QH12 và các văn bản quy định chi tiết thi hành thì không bị hủy tư cách công ty đại chúng, không bị hủy niêm yết, đăng ký giao dịch, trừ trường hợp Đại hội đồng c đông có quyết định khác.

5. Công ty đại chúng có cổ phiếu chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này thì bị hủy tư cách công ty đại chúng.

6. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải hoạt động theo quy định của Luật này.

Các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán đã thành lập và hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành tiếp tục tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được sửa đi, bổ sung một số điều theo Luật số 62/2010/QH12 cho đến khi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hoạt động theo quy định của Luật này.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2019.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

Untitled [7] 

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Luật số: 51/2019/QH14

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2019

 

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH, CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam s 47/2014/QH13.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

1. Bổ sung khoản 18 và khoản 19 vào sau khoản 17 Điều 3 như sau:

“18. Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh là cổng thông tin của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, có chức năng xuất bản thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hỗ trợ tìm kiếm, liên kết, lưu trữ thông tin và hướng dẫn thủ tục, giải đáp thắc mắc liên quan đến lĩnh vực quản lý xut nhập cảnh.

19. Trang thông tin cấp thị thực điện tử là trang thông tin thuộc Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh, có chức năng tiếp nhận, giải quyết, cung cấp thông tin liên quan đến cấp thị thực điện tử.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

Điều 7. Hình thức và giá trị sử dụng của thị thực

1. Thị thực được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử. Thị thực cấp qua giao dịch điện tử là thị thực điện tử.

2. Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ các trường hợp sau đây:

a) Cấp thị thực theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với trẻ em dưới 14 tuổi chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ;

b) Cấp thị thực theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài tham quan, du lịch bằng đường biển hoặc quá cảnh đường bin có nhu cầu vào nội địa tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức; thành viên tàu quân sự nước ngoài đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến thăm ngoài phạm vi tnh, thành ph trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu.

3. Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần; thị thực điện tử và thị thực cấp cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này có giá trị một lần.

4. Thị thực không được chuyển đổi mục đích, trừ các trường hợp sau đây:

a) Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;

c) Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;

d) Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cp giy phép lao động theo quy đnh của pháp luật về lao động.

5. Trường hợp chuyển đổi mục đích thị thực theo quy định tại khoản 4 Điều này thì được cp thị thực mới có ký hiệu, thời hạn phù hợp với mục đích được chuyển đổi. Trình tự, thủ tục cấp thị thực mi thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Luật này.”.

3. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 8 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

“4. NG4 - Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tui cùng đi; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:

“7. LS - Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.”;

c) Bổ sung các khoản 7a, 7b, 7c và 7d vào sau khoản 7 như sau:

“7a. ĐT1 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đng trở lên hoặc đu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.

7b. ĐT2 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.

7c. ĐT3 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

7d. ĐT4 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chc nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá tr dưới 03 tỷ đồng.”;

d) Sửa đổi, bổ sung khoản 8 như sau:

“8. DN1 - Cấp cho người nước ngoài làm việc vi doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.”;

đ) Bổ sung khoản 8a vào sau khoản 8 như sau:

“8a. DN2 - Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”;

e) Sửa đổi, bổ sung khoản 16 như sau:

“16. LĐ1 - Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.”;

g) Bổ sung khoản 16a vào sau khoản 16 như sau:

16a. LĐ2 - Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.”;

h) Sửa đổi, bổ sung khoản 18 như sau:

“18. TT - Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.”;

i) Bổ sung khoản 21 vào sau khoản 20 như sau:

“21. EV-Thị thực điện tử.”.

4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 9 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Thị thực ký hiệu SQ, EV có thời hạn không quá 30 ngày.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

“4. Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không qua 12 tháng.”;

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:

“5. Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.”;

d) Bổ sung khoản 5a vào sau khoản 5 như sau:

“5a. Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm.”;

đ) Sửa đổi, b sung khoản 6 như sau:

“6. Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 05 năm.”;

e) Bổ sung khoản 9 vào sau khoản 8 như sau:

“9. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thời hạn thị thực cấp theo điều ước quốc tế.”.

5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 10 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.”;

b) Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 như sau:

“5. Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này.”.

6. Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 Điều 11 như sau:

“5. Thị thực cấp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 của Luật này.”.

7. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 12 như sau:

“3a. Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.”.

8. Bổ sung khoản 7 vào sau khoản 6 Điều 16 như sau:

“7. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài được lựa chọn gửi văn bản đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài và nhận kết quả trả lời qua giao dịch điện tử tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh nếu đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16b của Luật này.”.

9. Bổ sung Điều 16a và Điều 16b vào sau Điều 16 như sau:

“Điều 16a. Thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài

1. Người nước ngoài đề nghị cấp thị thực điện tử thực hiện như sau:

a) Khai thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử, tải ảnh và trang nhân thân hộ chiếu tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử;

b) Nộp phí cấp thị thực vào tài khoản quy định tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử sau khi nhận mã hồ sơ điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

2. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời người đề nghị cấp thị thực điện ttại Trang thông tin cấp thị thực điện tử trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử và phí cấp thị thực.

3. Người nước ngoài được cấp thị thực điện tử sử dụng mã hồ sơ điện tử để kiểm tra và in kết quả cấp thị thực điện tử tại Trang thông tin cấp thị thc đin tử.

Điều 16b. Thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của cơ quan, tổ chức

1. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này được đề nghị cấp thị thực điện tử cho người nưc ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có tài khoản điện tử do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp theo quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Có chữ ký điện t theo quy định của Luật giao dịch điện tử.

2. Việc đăng ký tài khoản điện tử thực hiện theo quy định sau đây:

a) Cơ quan, tổ chức gửi văn bản đề nghị cấp tài khoản điện tử đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Việc đề nghị cấp tài khoản điện tử chỉ thực hiện một lần, trừ trường hợp thay đổi nội dung hoặc tài khoản bị hủy theo quy định tại khoản 7 Điều này;

b) Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có văn bản trả lời và cấp tài khoản điện tử trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức; trường hợp không cấp tài khoản điện tử thì trả li bằng văn bản nêu rõ lý do.

3. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này sử dụng tài khoản điện tử truy cập vào Trang thông tin cấp thị thực điện tử để đề nghị cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài; nộp phí cấp thị thực vào tài khoản quy định tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử sau khi nhận mã hồ sơ điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

4. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử và phí cấp thị thực.

5. Cơ quan, tổ chức truy cập vào Trang thông tin cấp thị thực điện tử, sử dụng mã hồ sơ điện tử để nhận kết quả trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và thông báo cho người nước ngoài.

6. Người nước ngoài được cấp thị thực điện tử sử dụng mã hồ sơ điện tử do cơ quan, tổ chức thông báo để in kết quả cấp thị thực điện tử tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử.

7. Tài khoản điện tử bị hủy theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có tài khoản; cơ quan, tổ chức có tài khoản được tổ chức lại, giải thể, phá sản hoặc vi phạm quy đnh của pháp luật về giao dịch điện tử, về quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hủy tài khoản điện tử và có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức có tài khoản biết.”.

10. Bổ sung Điều 19a vào sau Điều 19 trong Chương II như sau:

“Điều 19a. Các nước có công dân được cấp thị thực điện tử và các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử

1. Việc cấp thị thực điện tử áp dụng với công dân của nước có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này.

2. Chính phủ quyết định danh sách các nước có công dân được cấp thị thực điện tử; danh sách các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cnh bằng thị thực điện tử.”.

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:

“Điều 20. Điều kiện nhập cảnh

1. Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật này.

Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;

b) Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.

2. Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.”.

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:

“Điều 27. Điều kin xuất cảnh

1. Người nước ngoài được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

b) Chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú còn giá trị;

c) Không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 28 của Luật này.

2. Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử xuất cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.”.

13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 31 như sau:

“1. Người nước ngoài nhập cảnh không có thẻ thường trú, thẻ tạm trú còn giá trị sử dụng thì được cấp chứng nhận tạm trú tại, cửa khẩu với thời hạn như sau:

a) Thời hạn tạm trú cấp bằng thời hạn thị thực; trường hợp thị thực có ký hiệu DL thời hạn trên 30 ngày thì cấp tạm trú 30 ngày và được xem xét gia hạn tạm trú theo quy định tại Điều 35 của Luật này;

b) Đối với người được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì thời hạn tm trú cấp theo quy định của điều ước quốc tế, nếu điều ước quốc tế không quy đnh thời hạn tạm trú thì cấp tạm trú 30 ngày;

c) Đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thì cấp tạm trú 15 ngày, nếu vào đơn vị hành chính - kinh tế đc biệt hoặc khu kinh tế ven biển quy định tại khoản 3a Điều 12 của Luật này thì cấp tạm trú theo quy định tại điểm d khoản này;

d) Đối với người không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này vào khu kinh tế cửa khẩu thì cấp tạm trú 15 ngày, vào đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt hoặc khu kinh tế ven biển quy định tại khoản 3a Điều 12 của Luật này thì cấp tạm trú 30 ngày.”.

14. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 như sau:

“Điều 36. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú

1. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú bao gồm:

a) Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ;

b) Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.

2. Ký hiệu thẻ tạm trú được quy định như sau:

a) Thẻ tạm trú quy định tại điểm a khoản 1 Điều này ký hiệu NG3;

b) Thẻ tạm trú quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.”.

15. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 37 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 như sau:

“d) Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này.”;

b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:

“b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Luật này tại cơ quan qun lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mi, bảo lãnh cư trú;”.

16. Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau:

“Điều 38. Thời hạn thẻ tạm trú

1. Thời hạn thẻ tạm trú được cấp ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.

2. Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT1 có thời hạn không quá 10 năm.

3. Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH có thời hạn không quá 05 năm.

4. Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, ĐT3, TT có thời hạn không quá 03 năm.

5. Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ1, LĐ2 và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.

6. Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới.”.

17. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 46 như sau:

“2. Quy định việc xây dựng, cập nhật, kết nối, khai thác và chia sẻ thông tin trong cơ sở dữ liệu nhập cảnh, xuất cnh, quá cnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Quy định việc người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, khu kinh tế ven biển được miễn thị thực quy định tại khoản 3 và khoản 3a Điều 12 của Luật này có nhu cầu đến địa điểm khác của Việt Nam; việc cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng chưa có hiện diện thương mại hoặc đối tác tại Việt Nam; hình thức cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh qua Cổng kiểm soát tự động.”.

18. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 47 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:

“5. Kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các ca khẩu do Bộ Công an quản lý theo quy định của pháp luật.”;

b) Bổ sung khoản 10 vào sau khoản 9 như sau:

“10. Xây dựng, quản lý Trang thông tin cấp thị thực điện tử; thông báo tên miền Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh.”.

19. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 49 như sau:

“2. Kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý theo quy định của pháp luật; cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm trú theo quy định của Luật này.”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2019.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

Untitled [8] 

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Luật số: 55/2019/QH14

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2019

 

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước s81/2015/QH13.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước số 81/2015/QH13

1. Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 3 như sau:

2a. Cơ quan, t chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán  cơ quan, tổ chức, cá nhân được xác định trong quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán là có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán.”.

2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 10 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Xem xét, quyết định việc kiểm toán trong trường hợp sau đây:

a) Khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước;

b) Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp không thực hiện kiểm toán theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thìthông báo rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đề nghị.”;

b) Bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 như sau:

“6a. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chng tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.”;

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 8 như sau:

“8. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; gi báo cáo tng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và pháp luật có liên quan.”.

3. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 11 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:

“2. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật.

2a. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.”;

b) Bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 như sau:

“6a. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.”.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 13 như sau:

“4. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động kiểm toán nhà nước; phòng, chống tham nhũng trong cơ quan Kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền của công chức, viên chức thuộc Kiểm toán nhà nước.

4a. Ban hành Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng để quy định trình tự, thủ tục tiến hành kiểm toán, việc xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũng, việc công khai báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.”.

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 30 như sau:

“3. Đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này và được Tổng Kiểm toán nhà nước chấp nhận.”.

6. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 1 và khoản 2 Điều 39 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:

“b) Duyệt kế hoạch kiểm tra, đối chiếu tại cơ quan, tổ chc, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán, báo cáo Kiểm toán trưởng trước khi thực hiện; duyệt biên bản kiểm toán của các Tổ kiểm toán; lập báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; báo cáo, giải trình kết quả kiểm toán trước Kiểm toán trưởng và cùng Kiểm toán trưởng báo cáo, giải trình kết quả đó trước Tổng Kiểm toán nhà nước; tổ chức thông báo kết quả kiểm toán đã được Tổng Kiểm toán nhà nước thông qua với đơn vị được kiểm toán; ký vào báo cáo kiểm toán;”;

b) Bổ sung điểm h vào sau điểm g khoản 2 như sau:

“h) Khi thực hiện kiểm toán, được quyền truy cập, khai thác hoặc ủy quyền bằng văn bản theo quy định của pháp luật cho thành viên Đoàn kiểm toán truy cập, khai thác trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chc, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán dưới sự giám sát về phạm vi truy cập, khai thác của đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chc, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật.”.

7. Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 Điều 47 như sau:

“5. Trường hợp báo cáo kiểm toán được tổng hợp từ kết quả kiểm toán của nhiều đơn vị được kiểm toán, Kiểm toán nhà nước gửi cho từng đơn vị được kiểm toán thông báo kết quả kiểm toán về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị đó trong báo cáo kiểm toán.”.

8. Bổ sung Điều 49a vào sau Điều 49 trong Mục 4 Chương IV như sau:

“Điều 49a. Kiểm soát chất lượng kiểm toán

1. Kiểm toán nhà nước tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm bảo đảm mọi hoạt động kiểm toán đều được kiểm tra, soát xét về chất lượng.

2. Kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với toàn bộ hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

3. Tổng Kiểm toán nhà nước quy định cụ thể về tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán.”.

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 4, khoản 5 và bổ sung khoản 5a vào sau khoản 5 Điều 56 như sau:

“4. Khiếu nại về hành vi của thành viên Đoàn kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

5. Khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán khi có căn cứ cho rằng đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hp pháp của mình.

5a. Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.”.

10. Bổ sung Điều 64a vào sau Điều 64 như sau:

“Điều 64a. Cơ quan thanh tra và Kiểm toán nhà nước

1. Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán hằng năm, Kiểm toán nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ để xử lý trùng lặp, chồng chéo.

2. Cơ quan thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Kiểm toán nhà nước xử lý trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

3. Khi tiến hành hoạt động kiểm toán, thanh tra, nếu phát hiện trùng lặp, chồng chéo, Kiểm toán nhà nước ch trì, phối hợp với cơ quan thanh tra để xử lý.”.

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 68 như sau:

“2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán được nhận thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước bằng văn bản và có trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, gửi báo cáo kết quả thực hiện choKiểm toán nhà nước.”.

12. Sửa đổi, bổ sung tên Chương VIII như sau:

“CHƯƠNG VIII

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHỞI KIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG KIM TOÁN NHÀ NƯỚC”.

13. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 như sau:

“Điều 69. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước

1. Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của Luật Khiếu nại mà không trái với quy định của Luật này.

2. Khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bao gồm:

a) Khiếu nại về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán;

b) Khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

3. Đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại (sau đây gọi là người khiếu nại) về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kim toán, về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước khi có căn cứ cho rằng hành vi, đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hp pháp của mình.

4. Thời hiệu khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước hoặc kể từ ngày biết được hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán khiếu nại về nghĩa vụ thuế trong thông báo kết luận, kiến ngh ca Kiểm toán nhà nước thì thời hiệu khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.

Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vìm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thi hiệu khiếu nại.

5. Khi khiếu nại, người khiếu nại phải có đơn khiếu nại gửi Tổng Kiểm toán nhà nước, kèm theo thông tin, chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đơn khiếu nại phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;

b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại;

c) Nội dung khiếu nại;

d) Lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;

đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của người khiếu nại.

6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

7. Việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được quy định như sau:

a) Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Trường hợp người khiếu nại ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý;

b) Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì Tổng Kiểm toán nhà nước ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán đó. Quyết định tạm đình chỉ của Tổng Kiểm toán nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước có hiệu lực pháp luật;

c) Trong thời hạn giải quyết khiếu nại, Tổng Kiểm toán nhà nước phải ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước.

8. Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ký và phải được gửi ngay đến người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thi hành. Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kim toán nhà nước phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;

c) Nội dung khiếu nại;

d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;

đ) Kết quả đối thoại (nếu có);

e) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;

g) Kết luận nội dung khiếu nại;

h) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hy b mt phần hay toàn bộ đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán bị khiếu nại; giữ nguyên hoặc chấm dứt hành vi bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;

i) Việc bồi thường thiệt hại cho người bị khiếu nại (nếu có);

k) Quyền khởi kiện tại Tòa án.

9. Trường hợp sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy ánh tại khoản 8 Điều này, Tng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm điều chỉnh báo cáo kiểm toán và gửi báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị đã điều chỉnh cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 10 ngày làm việc.

10. Trong quá trình khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, trừ trường hợp Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định tạm đình chỉ thực hiện kết luận, kiến nghị kim toán của Kiểm toán nhà nước.”.

14. Bổ sung Điều 69a vào sau Điều 69 như sau:

“Điều 69a. Khi kiện quyết định gii quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước

1. Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện bao gồm:

a) Quyết định giải quyết khiếu nại về hành vi của Trưng Đoàn kiểm toán, Tổ trưng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán;

b) Quyết định giải quyết khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

3. Trường hợp Tòa án thụ lý đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc đến Tòa án trong thi hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.

4. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm giải quyết lại vụ việc và điều chỉnh báo cáo kiểm toán, gửi báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị đã điều chỉnh cho người khởi kiện trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”.

15. Thay thế một số cụm từ tại một số điều, khoản, điểm như sau:

a) Thay thế cụm từ “tổ chức, cá nhân có liên quan” bằng cụm từ “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán” tại khoản 2 Điều 8, điểm b khoản 2 Điều 39, điểm b khoản 2 Điều 41 và điểm b khoản 2 Điều 42;

b) Thay thế cụm từ “tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán” bằng cụm từ “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán” tại khoản 2 Điều 46.

16. Bãi bỏ khoản 7 Điều 57.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13

1. Bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 45 như sau:

“6a. Đã tham gia vào việc lập báo cáo kiểm toán, ra quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện;”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 68 như sau:

“1. Tạm đình ch việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 như sau:

“Điều 69. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

1. Tạm đình ch việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục.

2. Tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục.”.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 115 như sau:

“2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.”.

5. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 2 Điều 193 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 như sau:

“đ) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định x lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật Cạnh tranh, Luật Kiểm toán nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;”;

b) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 như sau:

“g) Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, hành vi của Trưng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán, đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trái pháp luật gây ra;”.

6. Sửa đổi, bổ sung điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 296 như sau:

“đ) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết đnh giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật Cạnh tranh, Luật Kiểm toán nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Xác định trách nhiệm bồi thường đối với các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này, buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán, đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến ngh kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trái pháp luật gây ra; xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc xác địnhtrách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật;”.

7. Bổ sung cụm từ “, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước” vào sau cụm từ “quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh” tạikhoản 8 và khoản 9 Điều 3, khoản 1 Điều 7, khoản 3 Điều 30, khoản 7 Điều 32, khoản 4 Điều 57, điểm d khoản 2 Điều 73, khoản 1 và khoản 2 Điều 78, điểm b khoản 2 Điều 116, điểm d khoản 1 Điều 118, điểm e khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 193, tên điều, khoản 1 và khoản 2 Điều 235, điểm a và điểm b khoản 1 Điều 311.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2019.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

Untitled [9] 

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Luật số: 47/2019/QH14

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2019

 

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ VÀ LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một s điều của Luật Tổ chức Chính phủ s76/2015/QH13 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương s 77/2015/QH13.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ

1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 23 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 như sau:

“3. Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn, cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tiêu chí thành lập và s lượng biên chế ti thiểu để tổ chức đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; quy định về tổ chức, khung số lượng, tiêu chí thành lập và s lượng biên chế tối thiểu để tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện), đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Thống nhất quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý biên chế công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập từ trung ương đến địa phương; quy định số lượng cấp phó tối đa của người đứng đu đơn vị trực thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”;

b) Bổ sung khoản 9 vào sau khoản 8 như sau:

“9. Quyết định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.”.

2. Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm đ khoản 2 và khoản 10 Điều 28 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:

“b) Ch đạo việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;”;

b) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 như sau:

“đ) Quyết định phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;”;

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 như sau:

“10. Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng, Ủy ban hoặc ban khi cần thiết để giúp Thủ tưng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.”.

3. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 34 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:

“5. Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 8 như sau:

“8. Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”,

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 9 như sau:

“9. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, đánh giá, khen thưng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.”.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 40 như sau:

“2. Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu.

Số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.”.

5. Thay thế cụm từ “bất thường” bằng cụm từ “chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất” tại khoản 1 Điều 44.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 như sau:

“1. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 2 của Luật này phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đc biệt.”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 như sau:

“3. Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy đnh khác của luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp.”.

3. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 7 như sau:

1a. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.”.

4. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 11 như sau:

“e) Việc phân quyền, phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm điệu kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác; gắn phân quyền, phân cấp với cơ chế kiểm tra, thanh tra khi thực hiện phân quyền, phân cấp. Chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền, phân cấp.”.

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 như sau:

“1. Việc phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương phải được quy định trong luật. Trong trường hợp này, luật phải quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể mà chính quyền địa phương không được phân cấp, ủy quyền cho cơ quan nhà nước cấp dưới hoặc cơ quan, tổ chức khác.”.

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 13 như sau:

“3. Cơ quan nhà nước cấp trên khi phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới phải bảo đảm điều kiện v tài chính, nguồn nhân lực và điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã phân cấp và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp.”.

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 14 như sau:

“1. Trong trường hợp cần thiết, trừ trường hp quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, Ủy ban nhân dân có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, người đứng đu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể. Việc ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản.

2. Việc ủy quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện. Cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã ủy quyền và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình đã ủy quyền.”.

8. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 18 như sau:

“1. Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân tr xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bảy mươi lăm đại biểu;

b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm bảy mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưng ban của Hội đồng nhân dân tnh. Trường hợp Chủ tịch Hội đng nhân dân tnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì có hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

3. Hội đồng nhân dân tnh thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.

Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tnh quyết định. Trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì Ban có một Phó Trưởng ban; trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì Ban có hai Phó Trưởng ban. Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.”.

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 25 như sau:

“1. Hội đồng nhân dân huyện gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở huyện bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ bốn mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên bốn mươi nghìn dân thì cứ thêm bảy nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;

b) Huyện không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;

c) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở huyện có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân huyện gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện. Chủtịch Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.”.

10. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 32 như sau:

“1. Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ hai nghìn dân trở xuống được bầu mười lăm đại biểu;

b) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến dưới ba nghìn dân được bầu mười chín đại biểu;

c) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ ba nghìn dân đến bốn nghìn dân được bầu hai mươi mốt đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi đại biểu;

d) Xã không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này có từ năm nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên năm nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn năm trăm dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưng ban của Hội đồng nhân dân xã. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.”.

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 33 như sau:

“4. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.”.

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 34 như sau:

Điều 34. Cơ cấu t chức của Ủy ban nhân dân xã

Ủy ban nhân dân xã gm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

Ủy ban nhân dân xã loại I, loại II có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại III có một Phó Chủ tịch.”.

13. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 39 như sau:

“1. Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri  thành phố trực thuộc trung ương bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Thành phố trực thuộc trung ương có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm sáu mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu;

b) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được bầu chín mươi lăm đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì có hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

3. Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội, Ban đô thị.

Ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên, số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì Ban có một Phó Trưởng ban; trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì Ban có hai Phó Trưởng ban. Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.”.

14. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 như sau:

Điều 44. Chính quyền địa phương ở quận

Chính quyền địa phương ở quận là cấp chính quyền địa phương, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương.

Cấp chính quyền địa phương ở quận gồm có Hội đồng nhân dân quận và Ủy ban nhân dân quận.”.

15. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 46 như sau:

“1. Hội đồng nhân dân quận gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở quận bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quận được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Quận có từ một trăm nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên một trăm nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;

b) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở quận có từ ba mươi phường trực thuộc trở lên do y ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân quận gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận. Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.”.

16. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 53 như sau:

“1. Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri  thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương bầu ra.

Việc xác đnh tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Thị xã có từ tám mươi nghìn dân tr xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;

b) Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ một trăm nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên một trăm nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;

c) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân  thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu.

2. Thường trực Hi đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.”.

17. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 như sau:

Điều 58. Chính quyền địa phương  phường

Chính quyền địa phương ở phường là cấp chính quyền địa phương, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương.

Cấp chính quyền địa phương ở phường gồm có Hội đồng nhân dân phường và Ủy ban nhân dân phường.”.

18. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 60 như sau:

“1. Hội đồng nhân dân phường gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở phường bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân phường được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Phường có từ mười nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi mốt đại biểu;

b) Phường có trên mười nghìn dân thì cứ thêm năm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân phường gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân phường. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.”.

19. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 61 như sau:

“3. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của phường trước khi trình Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nưc trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật.”.

20. Sửa đổi, bổ sung Điều 62 như sau:

Điều 62. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường

Ủy ban nhân dân phường gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

Ủy ban nhân dân phường loại I, loại II có không quá hai Phó Chủ tịch; phường loại III có một Phó Ch tịch.”.

21. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 67 như sau:

“2. Thường trực Hội đồng nhân dân thị trấn gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thị trấn. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị trấn là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.”.

22. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 68 như sau:

“3. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của thị trấn trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. Quyết đnh dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách thị trấn; điều chnh dự toán ngân sách thị trấn trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách thị trấn. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật.”.

23. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 như sau:

Điều 69. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị trấn

Ủy ban nhân dân thị trấn gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

Ủy ban nhân dân thị trấn loại I, loại II có không quá hai Phó Chủ tịch; thị trấn loại III có một Phó Chủ tịch.”.

24. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 72 như sau:

“2. Tại đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo chia thành các đơn vị hành chính cấp xã thì tại đơn vị hành chính cấp xã tổ chức cấp chính quyền địa phương, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyn địa phương, cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện ở hải đảo gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

3. Việc tổ chức các cơ quan thuộc chính quyền địa phương ở địa bàn hải đảo thực hiện theo quy định của Chính phủ.”.

25. Sửa đổi, bổ sung Điều 75 như sau:

Điều 75. Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn v hành chính - kinh tế đặc biệt

Việc tổ chức chính quyền địa phương, nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệtdo Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.”.

26. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 83 như sau:

“2. Hội đồng nhân dân bầu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.”.

27. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 94 như sau:

“1. Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với c tri nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nht mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.”.

28. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 101 như sau:

“1. Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không còn công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể đề nghị thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác.

Việc chấp nhận đại biểu Hội đồng nhân dân thôi làm nhiệm vụ đại biểu do Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.”.

29. Sửa đổi, bổ sung Điều 127 như sau:

Điều 127. Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương

1. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tnh, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tnh, cấp huyện; quy định việc tổ chức công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cp xã.”.

30. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 128 như sau:

“1. Khuyến khích việc nhập các đơn vị hành chính cùng cấp. Thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính không đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật”.

31. Thay thế cụm từ “bất thường” bằng cụm từ “chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất” tại khoản 2 và khoản 3 Điều 78, khoản 2 và khoản 3 Điều 80, khoản 1 và khoản 3 Điều 97, khoản 2 Điều 113, khoản 4 Điều 114.

32. Bỏ cụm từ “, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh” tại điểm a khoản 2 Điều 19; bỏ cụm từ “Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;” tại điểm a khoản 1 Điều 88.

33. Bãi bỏ khoản 4 Điều 9.

Điều 3. Điều khoản thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp

Từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến khi bầu ra Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 - 2026, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân tại các đơn vị hành chính, cơ cấu Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp xã, số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và PhóTrưởng ban của Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phưng, thị trấn loại II tiếp tục thực hiện theo quy định ca Luật Tổ chức chính quyn địa phương số 77/2015/QH13.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2019.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

Untitled [10] 

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Luật số: 50/2019/QH14

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2019

 

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Vũ khí quân dụng bao gồm:

a) Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:

Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;

Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;

Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;

Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này;

b) Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cu vật cht tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật này để thi hành công vụ.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:

“6. Vũ khí có tính năng tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con ngưi, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 73 như sau:

“2. Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu n, tiền cht thuốc nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành danh mục vũ khí quân dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Luật này.”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2020.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2019.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

Untitled [11] 

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Luật số: 52/2019/QH14

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2019

 

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ LUẬT VIÊN CHỨC

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, b sung một s điều của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và Luật Viên chức s 58/2010/QH12.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Chính sách đi với người có tài năng trong hoạt động công vụ

1. Nhà nước có chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng.

2. Chính phủ quy định khung chính sách trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ.

3. Căn cứ vào quy đnh của Chính phủ, người đứng đầu cơ quan quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 39 của Luật này quyết định chế độ trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chính sách trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do cấp tnh quản lý.”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:

“Điều 29. Xếp loại chất lượng cán bộ

1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

c) Hoàn thành nhiệm vụ;

d) Không hoàn thành nhiệm vụ.

2. Kết quả xếp loại chất lượng cán bộ được lưu vào hồ sơ cán bộ, thông báo đến cán bộ được đánh giá và công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác.

3. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đối với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.”.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 34 như sau:

“1. Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:

a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;

đ) Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật này theo quy định của Chính phủ.”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:

“Điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức

1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển công chức phải phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm trong tng ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được người có phẩm chất, trình độ và năng lực.

2. Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng nhóm đối tượng sau đây:

a) Cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

b) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;

c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.

3. Ngoài hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu cơ quan qun lý công chức quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với trường hợp sau đây:

a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Cán bộ, công chức cấp xã;

c) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;

d) Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với người đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng qun trị, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý khác theo quy định của Chính phủ trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; người được tiếp nhận phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;

đ) Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.

4. Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này được xem xét tiếp nhận vào làm công chức nếu không trong thi hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật này; các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này còn phải có đủ 05 năm công tác trở lên phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:

“Điều 39. Tuyển dụng công chức

1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức bao gồm:

a) Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân ti cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;

b) Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý;

c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;

d) Ủy ban nhân dân cấp tnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền qun lý;

đ) Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của tổ chức chính trị - xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.

2. Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Luật này. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiu quả.

3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.”.

7. Bổ sung điểm e vào sau điểm đ khoản 1 Điều 42 như sau:

“e) Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.”.

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 như sau:

“Điều 44. Nâng ngạch công chức

1. Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.

2. Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăng ký dự thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.

3. Việc thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

4. Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét b trí vào vị trí việc làm tương ứng.”.

9. Sửa đổi, bổ sung Điều 45 như sau:

“Điều 45. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức

1. Công chức dự thi nâng ngạch phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến k luật quy định tại Điều 82 của Luật này;

b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;

c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của ngạch công chức đăng ký dự thi;

d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức.

2. Công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thì được xét nâng ngạch công chức trong các trường hợp sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;

b) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 như sau:

“Điều 46. T chức thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức

1. Nội dung và hình thức thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức phải phù hợp với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch, bảo đảm la chọn công chức có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của ngạch và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2. Chính phủ quy định thm quyền tổ chức thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức phù hp với phân cấp quản lý công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội.”.

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 56 như sau:

“Điều 56. Nội dung đánh giá công chức

1. Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây:

a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;

đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

e) Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, công chức giữ chức v lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:

a) Kế hoạch làm việc và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách;

b) Tiến độ, chất lượng các công việc được giao;

c) Năng lực lãnh đạo, quản lý;

d) Năng lực tập hợp, đoàn kết.

3. Thời điểm đánh giá công chức được thực hiện như sau:

a) Đánh giá hàng năm; đánh giá trước khi thực hiện xét nâng ngạch, nâng lương trước thời hạn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động; đánh giá trước khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái;

b) Căn cứ vào yêu cầu quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức quy định đánh giá công chức theo quý, tháng hoặc tuần phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, định lượng bằng kết quả, sản phm cụ thể; kết quả đánh giá là căn cứ để thực hiện đánh giá công chức quy định tại điểm a khoản này.

4. Căn cứ vào quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức ban hành quy chế đánh giá công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 như sau:

“Điều 58. Xếp loại chất lượng công chức

1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

c) Hoàn thành nhiệm vụ;

d) Không hoàn thành nhiệm vụ.

2. Kết quả xếp loại chất lượng công chức được lưu vào hồ sơ công chức, thông báo đến công chức được đánh giá và được thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác.

3. Việc xử lý công chức không hoàn thành nhiệm vụ được quy định như sau:

a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc đối với công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

b) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 02 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại;

c) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng  mức không hoàn thành nhiệm vụ  vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn.”.

13. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 61 như sau:

“a) Trưởng Công an (áp dụng đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14);”.

14. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 78 như sau:

“3. Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án v tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc k từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.”.

15. Sửa đổi, bổ sung Điều 79 như sau:

“Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức

1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính cht, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Giáng chức;

đ) Cách chức;

e) Buộc thôi việc.

2. Hình thức giáng chức, cách chức ch áp dng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đi với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

16. Sửa đổi, bổ sung Điều 80 như sau:

“Điều 80. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.

Trừ trường hợp quy đnh tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:

a) 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

b) 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:

a) Cán bộ, công chức là đng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

d) Sử dụng văn bằng, chứng ch, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.

4. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết đnh đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thm quyền xử lý kỷ luật.”.

17. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 82 như sau:

“2. Cán bộ, công chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:

a) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;

b) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;

c) Hết thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ, công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thôi việc.”.

18. Sửa đổi, bổ sung Điều 84 như sau:

“Điều 84. Áp dụng quy định của Luật cán bộ, công chức đi với các đối tượng khác

1. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với những người được bầu cử nhưng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này; chế độ phụ cấp đối với người đã nghỉ hưu nhưng được bầu cử giữ chức vụ, chức danh cán bộ.

2. Cơ quan có thm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với người làm việc trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện chế độ công chức đối với người làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tnh, cấp huyện, do ngân sách nhà nước bảo đm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước.

4. Chính phủ quy đnh khung số lượng, chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; chế độ quản lý, sử dụng đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

5. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy đnh như sau:

a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;

b) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã ngh việc, ngh hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 được thực hiện theo quy định của Luật này.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”.

19. Sửa đổi, bổ sung Điều 85 như sau:

“Điều 85. Điều khoản chuyển tiếp

Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành mà không còn là công chc theo quy định của Luật này và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 84 của Luật này thì tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm.”.

20. Thay thế một số cụm từ tại các điều, khoản, điểm như sau:

a) Thay thế từ “phân loại” bằng cụm từ “xếp loại chất lượng” tại khoản 4 Điều 5 và Điều 64;

b) Thay thế cụm từ “Luật t chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân” bằng cụm từ “Luật tổ chức chính quyền địa phương” tại khoản 2 Điều 21, Điều 24 và khoản 1 Điều 63;

c) Thay thế cụm từ “Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân” bằng cụm từ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” tại Điều 24; thay thế cụm từ “Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân” bằng cụm từ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” tại khoản 1 Điều 63;

d) Thay thế cụm từ “sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp” bằng cụm từ “sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an” tại điểm d khoản 1 Điều 32;

đ) Thay thế cụm từ “đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục” bằng cụm từ “đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc” tại điểm c khoản 2 Điều 36.

21. Bỏ một số cụm từ tại các điều, khoản như sau:

a) Bỏ cụm từ “các xã miền núi, biên gii, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số,” tạikhoản 2 Điều 63;

b) Bỏ cụm từ “, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước” tại khoản 4 Điều 66;

c) Bỏ cụm từ “, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban nhân dân” tại khoản 5 Điều 66;

d) Bỏ cụm từ “và đơn vị sự nghiệp công lập” tại khoản 6 Điều 66;

đ) Bỏ cụm từ “đơn vị sự nghiệp công lập,” tại khoản 1 Điều 70.

22. Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 32.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Viên chức

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau:

“3. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều này đối với tng lĩnh vực sự nghiệp; việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp sang mô hình doanh nghiệp, trừ đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế và giáo dục; chế độ quản lý đối vi đơn vị sự nghiệp công lập theo nguyên tắc bảo đảm tinh gọn, hiệu quả.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:

“Điều 25. Các loại hp đồng làm việc

1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;

b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;

c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 28 như sau:

“2. Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cu theoquy định của pháp luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký kết tiếp hợp đng làm việc với viên chức.

Trường hợp không ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.”.

4. Bổ sung điểm e vào sau điểm đ khoản 1 Điều 29 như sau:

“e) Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 41 như sau:

“Điều 41. Nội dung đánh giá viên chức

1. Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau đây:

a) Chấp hành đường li, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sn phẩm cụ thể;

c) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

d) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

đ) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.

2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, viên chức quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:

a) Năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

b) Kế hoạch làm việc theo năm, quý, tháng và kết quả hoạt động của cơ quan, t chức, đơn vị được giao quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách.

3. Việc đánh giá viên chức được thực hiện như sau:

a) Đánh giá hàng năm; đánh giá trước khi kết thúc thời gian tập sự, ký kết tiếp hợp đồng làm việc, thay đổi vị trí việc làm; đánh giá trước khi xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch;

b) Căn cứ vào đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức ban hành hoặc giao người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp sử dụng viên chức ban hành quy định đánh giá viên chức theo quý, tháng hoặc tuần phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, định lượng bằng kết quả, sản phẩm cụ thể; kết quả đánh giá là căn cứ để thực hiện đánh giá viên chức quy định tại điểm a khoản này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 45 như sau:

“1. Viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức, hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”.

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 53 như sau:

“Điều 53. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.

Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:

a) 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiểntrách;

b) 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:

a) Viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.

4. Trường hợp viên chức đã bị khi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục ttụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình ch điều tra, đình ch vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức để xem xét xử lý kỷ luật.”.

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 56 như sau:

“2. Viên chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:

a) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;

b) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

3. Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng hoặc thôi việc.”.

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 58 như sau:

“1. Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như sau:

a) Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

b) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này;

c) Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.”.

10. Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 59 như sau:

“2a. Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 nhưng chưa ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết; sau khi kết thúc thời hạn của hp đng làm việc đã ký kết thì được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.”.

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 60 như sau:

“Điều 60. Áp dụng quy định của Luật viên chức đi với các đối tượng khác

1. Chính phủ quy định việc áp dụng Luật viên chức đối với người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nm giữ trên 50% vốn điều lệ.

2. Chính ph quy định việc xử lý kỷ luật đối với viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu mi phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác.

Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức đã ngh việc, ngh hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 được thực hiện theo quy định của Luật này.”.

12. Thay thế một số cụm từ tại các điều, khoản, điểm như sau:

a) Thay thế cụm từ “đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng” bằng cụm từ “đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng” tại điểm b khoản 2 Điều 22;

b) Thay thế cụm từ “phân loại đánh giá” bằng cụm từ “xếp loại chất lượng” tại điểm a khoản 1 Điều 29; thay thế cụm từ “phân loại đánh giá” và từ “phân loại” bằng cụm từ “xếp loại chất lượng” tại Điều 42; thay thế từ “phân loại” bằng cụm từ “xếp loại chất lượng” tại Điều 44.

13. Bỏ một số cụm từ tại các điều, khoản như sau:

a) Bỏ cụm từ “nhưng không phải là công chức” tại khoản 1 Điều 3;

b) Bỏ cụm từ “được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ được pháp luật quy định là công chức tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc” tại khoản 5 Điều 28.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2019.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân