GIAO LƯU "TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG EM" DÀNH CHO TRẺ MẦM NON DÂN TỘC THIỂU SỐ

 Tham gia giao lưu có 60 bé lớp mẫu giáo 5 tuổi, đến từ 06 trường mầm non (mầm non Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Phong, Đường Hoa, Quảng Thịnh, Quảng Thành) có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.

Đến dự khai mạc có đồng chí Đồng Mạnh Hùng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Trưởng Ban tổ chức, đồng chí Hà Thanh Nhiễu, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo - Trưởng ban giám khảo, các đồng chí chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

Hình ảnh giao lưu của các bé

 Phần giao lưu chào hỏi

 Các bé hội ý đội chuẩn bị cho phần giao lưu kiến thức

 Phần giao lưu kiến thức

 Phần giao lưu tài năng

Qua thời gian diễn ra các phần giao lưu, Ban tổ chức đã trao giải cho các Đội

Giải nhất: Đội Sơn Ca (trường Mầm non Quảng Đức)

Giải nhì: Đội Hương rừng (trường Mầm non Quảng Sơn)

Giải ba: Đội Măng non (trường Mầm non Quảng Thành)

Giải khuyến khích: Đội Khảu lương (Mầm non Quảng Phong); Đội Thóc vàng (Mầm non Đường Hoa) và đội Mía tím (Mầm non Quảng Thịnh).

Ngoài ra Ban tổ chức còn trao giải một số giải phụ cho Đội Khảu lương; Đội Mang non; Đội Sơn Ca và Đội Thóc vàng trong phần chào hỏi, kiến thức và tài năng.

Phần chào hỏi: nhất đội Khảu Lương (trường mầm non Quảng Phong)

Phần kiến thức: nhất đội Sơn ca và đội Măng non (trường mầm non Quảng Đức, Quảng Thành).

Phần tài năng: nhất đội Thóc vàng (trường mầm non Đường Hoa)

 Đồng chí Hà Thanh Nhiễu, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo trao cờ cho các đội đạt giải

Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số là hoạt động có ý nghĩa, là một sân chơi bổ ích, lý thú. Buổi giao lưu tạo điều kiện cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số được tự tin giao lưu học hỏi, phát triển các kĩ năng nghe, nói, hiểu, nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động và giao tiếp hàng ngày. Trẻ có thêm kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của cấp học tiếp theo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non. Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Hoạt động giao lưu đã tạo được nhiều dấu ấn đối với các bé mầm non, giáo viên, các nhà trường và được sự ủng hộ, đồng tình của cha mẹ trẻ, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số.